| Hotline: 0983.970.780

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu 9 nhiệm vụ, giải pháp phòng chống thiên tai

Thứ Sáu 06/11/2020 , 17:38 (GMT+7)

Kết thúc phiên làm việc của Quốc hội chiều 6/10 là phần trả lời của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về giải pháp giảm thiệt hại về người và tài sản do thiên tai.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Ảnh: Quochoi.vn.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Ảnh: Quochoi.vn.

Phó Thủ tướng cho biết, trong đợt mưa lớn kéo dài và cơn bão số 9 (1 trong 3 cơn bão lớn nhất trong 20 năm trở lại đây) vừa qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng và sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, hệ thống báo chí, truyền thông nên thiệt hại đã được giảm thiểu tuy nhiên, thiệt hại trong đợt mưa bão vừa qua vẫn rất nặng nề.

Hiện nay, biến đổi khí hậu, thiên tai dị thường đang gây ra nhiều ảnh hưởng cho các nước trên thế giới, trong đó châu Á là khu vực chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất.

“Như Nhật Bản, trong 10 năm qua, số vụ sạt lở đất tăng 1,5 lần so với thời gian trước, mỗi năm trung bình có khoảng 1.500 vụ sạt lở gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản”, Phó Thủ tướng nêu ví dụ.

Đề cập đến vấn đề rừng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, rừng của Việt Nam đã phục hồi nhanh chóng, trong năm 1945, tỷ lệ che phủ là 43%, đến năm 1995 chỉ còn 28% nhưng đến nay đã tăng lên trên 41%, đứng thứ 50/193 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tuy nhiên, chất lượng rừng của Việt Nam còn thấp, do nhiều diện tích mới được khôi phục và tình trạng phá rừng để trồng cây công nghiệp, làm nương, làm rẫy vẫn chưa được ngăn chặn hiệu quả và triệt để. Đặc biệt là tình trạng phá rừng và trồng rừng thay thế cho các dự án sử dụng đất rừng chưa được kiểm soát chặt chẽ.

“Điều đó ảnh hướng đến việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, giữ nước ngọt và một yếu tố quan trọng gây sạt lở đất khi mưa lũ xảy ra”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Nguyên nhân thứ hai, theo Phó Thủ tướng là việc xây dựng các công trình phục vụ kinh tế xã hội trên khu vực miền núi như giao thông, điện, đường ống đã làm thay đổi địa hình, tác động đến độ ổn định kết cấu địa chất và dễ gây sạt lở đất.

Ngoài ra, việc xây dựng các khu dân cư, bệnh viện, trường học ở khu vực miền núi khi chưa nghiên cứu kỹ lưỡng yếu tố địa chất cũng là nhân tố gây sạt lở đất đá khi mưa lũ xảy ra.

Thứ tư, việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện nếu không được kiểm soát ngay từ khi quy hoạch, lập dự án… sẽ tác động rất lớn đến mưa lũ, sạt lở đất, đe dọa đến an toàn của hạ du.

“Hiện nay, nước ta có trên 7.500 hồ đập thủy lợi và thủy điện đã đưa vào khai thác với tổng dung tích khoảng 70 tỷ m3 nước và có khoảng hơn 400 hồ thủy điện đang hoạt động”, ông Trịnh Đình Dũng thông tin thêm.

Theo đó, thời gian qua các hồ đập có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân hay thoát lũ, đặc biệt là các công trình lớn như hồ Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Kẻ Gỗ…

Bên cạnh đó, việc phát điện của các hồ thủy điện cũng đóng góp nhiều vào việc phát triển nông thôn, nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới do đây là nguồn điện sạch, giá rẻ, vận hành thuận lợi và có thể chủ động trong sản xuất.

Về lực lượng tìm kiếm, cứu nạn, Phó Thủ tướng cho biết đã huy động được nhiều lực lượng, trong đó phải kể đến bộ đội, công an với phương châm 4 tại chỗ. Tuy nhiên, hiện chưa có lực lượng ứng phó, tìm kiếm cứu nạn chuyên nghiệp tại cơ sở, còn thiếu các phương tiện hiện đại.

Do đó, còn chậm tiếp cận đến các điểm xảy ra sự cố, dẫn đến hiệu quả của công tác bị ảnh hưởng.

9 nhiệm vụ, giải pháp phòng chống thiên tai

Để khắc phục các vấn đề này, trong dài hạn, Phó Thủ tướng cho rằng, Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế liên quan đến phòng, chống thiên tai; đặc biệt tập trung xây dựng các nghị định hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai. Rà soát lại các kịch bản biến đổi khí hậu để từ đó làm cơ sở xây dựng các phương án ứng phó.

Thứ hai, tập trung xây dựng chiến lược phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021 – 2030; xây dựng các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch đô thị, quy hoạch tỉnh gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và chống phòng, chống thiên tai.

Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, lựa chọn các dự án ưu tiên để đầu tư trong giai đoạn đảm bảo mục tiêu đa mục tiêu, gắn phòng, chống thiên tai.

Thứ ba, xây dựng các bản đồ cảnh báo khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nguy hiểm với tỷ lệ thích hợp. Vấn đề này đã được chỉ đạo, được triển khai, nhưng mới chỉ xây dựng được bản đồ với tỷ lệ lớn, chưa xác định chính xác các điểm nguy hiểm để sơ tán dân.

Trên cơ sở bản đồ, sẽ quy hoạch, phân bổ lại, bố trí lại dân cư và có những chủ trương đầu tư để đảm bảo an toàn cho người dân. Đồng thời xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để kịp thời sơ tán khẩn cấp trước khi có sạt lở đất, lũ quét. Đây là kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ….

Thứ tư, kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và chống thiên tai như các công trình giao thông miền núi, các công trình hồ, đập thủy lợi, thủy điện, đặc biệt là công trình thủy điện nhỏ. Yêu cầu phải đảm bảo đa mục tiêu, hạn chế tối đa việc sử dụng đất rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế.

Thứ năm, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn các công trình hồ, đập đê điều, đầu tư chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Rà soát, sửa chữa, cải tạo công trình giao thông gây cản trở thoát lũ, đầu tư nâng cấp các khu neo đậu tàu thuyền đảm bảo tránh lũ an toàn.

Thứ sáu, tiếp tục đầu tư chương trình nhà vượt lũ của các tỉnh duyên hải miền Trung từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận. Trong thời gian tới, Quốc hội cần bố trí cụ thể nguồn lực trong trung hạn 2021 – 2025 để triển khai thực hiện.

Thứ bảy, nâng cao năng lực của các lực lượng tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, trong đó tăng cường tính chuyên nghiệp Trung ương đến cơ sở. Kinh nghiệm tại Trà Leng là lựu lượng tại chỗ đóng vai trò rất quan trọng.

Đầu tư các phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Thường xuyên tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Quán triệt nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống gia tìm kiếm cứu nạn.

Thứ tám, cần lồng ghép đầu tư công tác phòng, chống thiên tai trong các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, từng địa phương.

Thứ chín, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội về nhu cầu chi ngân sách cho công tác phòng chống thiên tai, yêu cầu kinh phí là rất lớn.

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cảnh giác với tội phạm xuyên biên giới trên không gian mạng

TP.HCM Theo Giám đốc Công an TP.HCM, tình hình tội phạm trên không gian mạng có nhiều chuyển biến phức tạp, nhất là tội phạm xuyên biên giới. Người dân cần cảnh giác, bảo vệ mình.