| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ bệnh thán thư trên ớt

Thứ Sáu 17/07/2020 , 05:30 (GMT+7)

Trồng ớt và ớt cho quả trái vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng gặp bất lợi do một số dịch bệnh hại cây trồng nhất là bệnh thán thư.

Triệu chứng bệnh thán thư trên ớt. Ảnh: Minh Đức.

Triệu chứng bệnh thán thư trên ớt. Ảnh: Minh Đức.

ĐBSCL đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng 3 vụ lúa còn 2 vụ lúa và 1 vụ ớt mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tác dụng cải tạo đất, cách ly nguồn sâu bệnh hại. Tuy trồng ớt trái vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng gặp bất lợi do một số dịch bệnh hại cây trồng.

Thời gian đầu thời tiết khô ảnh hưởng sinh trưởng đến cây con, giữa vụ cây phát triển tốt nhưng do ngay mùa mưa nên ảnh hưởng đến ra hoa, đậu trái đặc biệt là sâu bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái ớt. Trong đó bệnh thán thư còn gọi là bệnh đốm trái hay nổ trái là là bệnh thường gặp và phổ biến nhất trên ớt ảnh hưởng đến năng suất rất cao.

Triệu chứng bệnh

Bệnh thán thư gây hại trên tất cả các bộ phận của cây ớt: thân, lá, quả và hạt. Tuy nhiên bệnh phát triển mạnh và gây hại nặng vào giai đoạn quả già chín. Khi bệnh mới phát sinh, lúc đầu vết bệnh là những đốm nhỏ, hơi lõm xuống, vết bệnh trên quả thường hơi ướt.

Sau một vài ngày vết bệnh lớn dần có dạng hình tròn hoặc bầu dục dài chạy dọc quả, các vết bệnh thường có kích thước từ 0,6-1,2cm. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau làm quả bị thối, vỏ khô lại có màu trắng vàng hơi bẩn.

Trên thân vết bệnh có hình thoi, hơi lõm, ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe là một đường màu đen chạy dọc theo vết bệnh. Trên bề mặt vết bệnh có những chấm đen nhỏ.

Nấm gây bệnh thán thư có thể gây hại trên chồi ngọn, gây hiện tượng thối ngọn ớt. Chồi bị hại có màu nâu đen. Bệnh phát triển mạnh có thể làm cho cây bị chết dần hoặc cây còi cọc, chậm phát triển. Trên cây nhiễm bệnh quả thường ít, chất lượng quả kém.

Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển

Nguyên nhân gây bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Bào tử nấm phát tán nhờ gió, côn trùng và nước tưới đặc biệt là kiểu tưới rãnh. Bào tử nấm gây bệnh thán thư có thể nảy mầm trong nước sau 4 giờ, nhiệt độ thích hợp cho nấm bệnh phát triển mạnh là 28 - 30 độ C.

Ở nước ta bệnh thán thư hại ớt phát triển mạnh vào tháng 5 - 9, khi cây ớt đang ở thời kỳ thu hoạch quả. Đặc biệt ở những ruộng mất cân đối dinh dưỡng, trũng thấp, kém thoát nước, bón đạm nhiều khiến bệnh phát sinh, phát triển và gây hại nặng.

Các loại thuốc và phân sử dụng hiệu quả cho cây ớt của công ty BVTV Sài Gòn - SPC. Ảnh: Minh Đức.

Các loại thuốc và phân sử dụng hiệu quả cho cây ớt của công ty BVTV Sài Gòn - SPC. Ảnh: Minh Đức.

Biện pháp phòng trị

- Xử lý hạt giống trong nước nóng 52 độ C khoảng 2 tiếng.

- Gieo trồng ớt ở mật độ thích hợp. Nấm tồn tại trong tàn dư thực vật, cần thu hái các trái bệnh đem tiêu huỷ. Luân canh, không trồng cây họ cà trong vòng 2 - 3 năm. Chọn giống kháng bệnh, tăng cường bón thêm phân chuồng hoai mục phối trộn thêm chế phẩm sinh học Bima (có chứa nấm đối kháng Trichoderma) cho ruộng ớt.

- Bón cân đối NPK, đặc biệt để bổ sung đầy đủ nguyên tố vi lượng cho cây ớt có thể sử dụng phân bón lá Tano 601 (N 7%, K 6%, P 7% + MgO 0,05%, Fe 400ppm, Zn 400 Mn 500 ppm, Cu 500 ppm, B 400 ppm, Acid Humic 0,3%), phun định kỳ 7 - 10 ngày/lần giúp cây cân đối dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng, cây lớn nhanh, ra hoa sớm, tăng tỷ lệ đậu trái.

- Đặc biệt để giúp ra hoa sớm, đồng loạt, tăng tỷ lệ thụ phấn, chống rụng hoa , hạn chế rụng trái non nên pha Siêu Bo Tano 606 với Tano 601.

- Bón lót 3 - 4 kg phân Calcium Nitrate/1.000 m2 cho ruộng ớt và bón thúc thêm 3 - 4 kg/1.000 m2 trước khi ra hoa cũng góp phần quan trọng hạn chế bệnh thán thư và bệnh thối trái ớt trong mùa mưa.

- Để phòng trừ nấm gây bệnh thán thư trên cây ớt, cần xử lý kịp thời khi thấy vết bệnh vừa mới chớm nên phun thuốc trừ bệnh chứa hoạt chất Propineb, ngoài tác dụng phòng trừ trực tiếp nấm gây bệnh thán thư hoạt chất Propineb còn bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm (Zn++) tinh khiết cho cây ớt, làm tăng sức đề kháng, xanh lá và cứng cây, chống rụng hoa và quả, đồng thời làm quả ớt có màu sáng đẹp.

Xem thêm
Tiềm năng làm sạch đất trồng nhiễm Cadimi nhờ sức mạnh của thực vật

Một số loài cây có thể hút và lưu giữ kim loại nặng, gồm chì, Cadimi, asen… không chỉ giúp làm sạch đất ô nhiễm mà còn cho phép thu hồi các kim loại quý.

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.