| Hotline: 0983.970.780

Phong vị tết Việt: Rực rỡ làng hoa, kiểng phục vụ Tết ở ĐBSCL

Thứ Năm 28/01/2021 , 11:55 (GMT+7)

Người nông dân trồng hoa tết ở ĐBSCL cho rằng, năm nay trồng hoa tết tương đối thuận lợi, thích hợp cho hoa kiểng phát triển tốt giá bán tăng cao.

Nông dân trồng hoa tết ở ĐBSCL nhận định, năm nay trồng hoa tết tương đối thuận lợi, thích hợp cho hoa kiểng phát triển tốt giá bán tăng cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân trồng hoa tết ở ĐBSCL nhận định, năm nay trồng hoa tết tương đối thuận lợi, thích hợp cho hoa kiểng phát triển tốt giá bán tăng cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vào những ngày cận Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, tại các làng hoa kiểng nổi tiếng ở khu vực ĐBSCL như: làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), Cái Mơn (Bến Tre) và Bà Bộ (TP. Cần Thơ)… đã bắt đầu rộn ràng hẳn lên.

Nói đến Sa Đéc – Đồng Tháp ai cũng biết đến lâu nay vì danh nổi tiếng là xứ sở ngàn hoa ở miền Tây, cũng là vựa hoa lớn nhất ở khu vực ĐBSCL. Tết năm nay làng hoa Sa Đéc cung cấp cho thị trường tết trong và ngoài tỉnh hàng triệu giỏ hoa các loại. Bên cạnh hoa trưng tết còn có các loại kiểng hình (kiểng uốn hình thú, hình đồ vật…) hay kiểng bonsai, kiểng cổ thụ, kiểng lá, kiểng trái, hiện các nhà vườn trồng hoa kiểng tại Sa Đéc đang tất bật để kịp bán Tết.

Ông Phạm Văn Hóa - Chủ Vườn cúc mâm xôi ở phường Tân Quy Đông cho biết: Năm nay, gia đình tôi trồng hơn 7.000 giỏ cúc mâm xôi, nhiều hơn năm ngoái khoảng 1.000 giỏ. Nhờ thời tiết thuận lợi, cúc mâm xôi nở đúng dịp tết với giá bán sẽ cao hơn 30.000 đồng/chậu. Sau khi trừ toàn bộ chi phí, tôi thu lời được trên 100 triệu đồng.

Ngoài các loại hoa truyền thống, hoa giấy hiện được bày bán nhiều và được khách lựa ưa chuộng bởi đặc điểm dễ trồng, ít công chăm sóc. Chị Trần Thị Thắm - phường Tân Quy Đông, TP. Sa Đéc cho biết: Gia đình tôi bán hoa giấy quanh năm. Tuy nhiên vào dịp tết, loại cây công trình này được tiêu thụ mạnh, do đối tượng khách hàng mới là du khách từ các tỉnh đổ tham quan làng hoa. Năm nay, giá hoa giấy chỉ nhích hơn tết năm ngoái đôi chút, từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng/cây.

Nông dân trồng hoa ở ĐBSCL đang tất bật vào mùa hoa tết. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân trồng hoa ở ĐBSCL đang tất bật vào mùa hoa tết. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bằng kinh nghiệm của mình, Chủ nhiệm Hội quán “Tôi yêu màu tím” ở làng hoa Sa Đéc Trần Văn Tiếp chia sẻ: Trong những thời điểm xảy ra dịch bệnh thì người dân tự điều tiết giảm sản xuất hoa tươi, hoa chưng và tăng cây kiểng công trình như hoa trang, tùng, thiên tuế… Hiện ở Hội quán “Tôi yêu màu tím” có 20 thành viên, nếu năm rồi sản xuất 200.000 chậu hoa các loại, thì năm nay số lượng hoa giảm khoảng 50% số lượng, nhưng sẽ tăng trên 300.000 cây kiểng công trình. Mặc dù vậy, giá hoa năm nay dự báo cao hơn năm rồi, do nhu cầu tiêu thụ tăng.

Sa Đéc đang khuyến khích các cơ sở kinh doanh đầu tư cơ sở vật chất, hình thành các điểm, dịch vụ vui chơi giải trí kết hợp với tham quan du lịch trên địa bàn hoạt động hiệu quả như: Homestay Ngôi nhà Hoa ếch, Homestay Phong-LeVent, Đài quan sát hoa, vườn hoa kiểng Hai Cao, Làng bột, Cánh đồng hoa hồng, Khu vui chơi giải trí Happy Land Hùng Thy… đã thu hút đông đảo khách tham quan.

Ông Nguyễn Văn Hon, Chủ tịch UBND TP. Sa Đéc, cho biết: Diện tích trồng hoa kiểng hiện có của thành phố là hơn 624ha, trong đó diện tích sản xuất hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên đán 2021 khoảng 100ha và hiện đang vào cao điểm sản xuất. Riêng thị trường tết năm nay Sa Đéc dự kiến cung cấp khoảng 3 triệu giỏ hoa kiểng với hơn 2.000 chủng loại, với hơn 1.300 hộ sản xuất, tập trung chủ yếu ở phường Tân Quy Đông và xã Tân Khánh Đông. Thị trường tiêu thụ hoa kiểng chủ yếu là Hà Nội, TP. HCM và các tỉnh ĐBSCL.

Theo ông Hon, ngoài chuyện sản xuất hoa ra, chính quyền địa phương còn vận động bà con nông dân ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm hoa kiểng, vận động các hộ dân có điều kiện tham gia phát triển thêm mô hình du lịch cộng đồng. Hiện đã có 4 hộ dân thực hiện mô hình homestay đi vào hoạt động ổn định.

Tại TP. Cần Thơ, hoa kiểng trồng tại hầu khắp các quận, huyện. Song, tập trung nhiều là tại Làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ thuộc các phường Long Tuyền và Long Hòa, quận Bình Thủy và Làng hoa Tân Long A thuộc xã Tân Thới, huyện Phong Ðiền. Bên cạnh đó, hoa còn được trồng nhiều tại các phường Thốt Nốt, Trung Kiên và Thuận Hưng thuộc quận Thốt Nốt, phường Thới An Ðông (quận Bình Thủy), phường An Bình (quận Ninh Kiều)... Vào thời điểm này, các nhà vườn tập trung nguồn lực, đầu tư chăm sóc để có thể tạo ra những chậu hoa thật đẹp cho thị trường Tết.

Đặc biệt tại làng hoa Sa Đéc năm nay có loại hoa mới xuất hiện lần đầu trên thị trường đó là hoa cúc Hỏa Châu được bán với giá từ 100.000 -1 triệu đồng/cây (tùy loại lớn nhỏ)… Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đặc biệt tại làng hoa Sa Đéc năm nay có loại hoa mới xuất hiện lần đầu trên thị trường đó là hoa cúc Hỏa Châu được bán với giá từ 100.000 -1 triệu đồng/cây (tùy loại lớn nhỏ)… Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Huỳnh Thanh Cần, Giám đốc HTX hoa kiểng Phú Thọ vui mừng cho biết, hầu hết các xã viên trồng hoa tết như cúc, hướng dương, vạn thọ, hồng nhung, hoa dừa… được chăm sóc và phát triển ổn định. Nhờ thời tiết phù hợp và nước mặn không vào đến xứ này nên hoa tết năm nay được mùa. Hơn 320.000 sản phẩm hoa tết của HTX đã và đang cung ứng ra thị trường phục vụ đa dạng nhu cầu trang trí, làm đẹp ngày tết của bà con.

Ông Trần Hữu Tài, ở khu vực Bình An, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ có hơn 15 năm trong nghề trồng hoa, kiểng tết bán cho biết: Sản xuất hoa kiểng năm nay khá thuận lợi, nhưng bên cạnh đó giá vật tư đầu vào phục vụ sản xuất có phần tăng so với năm qua. Nhưng điều nông dân lo nhất là dịch Covid-19 tái phát sẽ gặp khó về đầu ra. Do vậy, tôi và nhiều hộ dân trồng hoa kiểng tại địa phương chỉ sản xuất lượng hoa tương đương năm rồi chứ không dám tăng sản lượng thêm. Tôi đã xuống giống được hơn 3.000 chậu hoa các loại gồm hồng nhung, vạn thọ, cát tường… đang tích cực chăm sóc để hoa nở đúng dịp Tết.

Còn anh Lê Minh Đoàn, người trồng hoa tết ở cùng phường An Hòa cho biết: Do lo ngại đầu ra sản phẩm có thể gặp khó do dịch Covid-19, nên Tết này tôi chỉ sản xuất khoảng 3.500 chậu hoa các loại, giảm gần 2/3 số chậu hoa so với cùng kỳ năm trước. Và sản xuất theo kiểu lấy "công nhà làm lời", hạn chế thuê mướn nhân công để tiết kiệm tối đa chi phí. Hiện gia đình tôi tập trung toàn lực để chăm sóc tốt cho hoa vì muốn có đầu ra sản phẩm tốt, trước hết cần có những chậu hoa đẹp, nở đúng Tết. Nhờ chăm sóc và áp dụng các kỹ thuật mới nên vườn cúc của anh Đoàn đang phát triển khá tốt, hứa hẹn nở hoa đúng dịp Tết. Nhiều thương lái đến xem và hứa hẹn mức giá thu mua giá cao hơn năm rồi khoảng 2.000-5.000 đồng/cặp, nhưng phải chờ cận Tết, hoa nở đều mới lấy hàng.

Theo nông dân trồng hoa tết nhận định, năm nay trồng hoa tết tương đối thuận lợi, vì vào cuối năm thời tiết lạnh kéo dài rất thích hợp cho hoa, kiểng phát triển tốt giá bán có phần tăng cao khoảng 5-7% so với năm rồi.

Gần tết các thương lái đến tận nhà vườn thu mua hoa, kiểng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Gần tết các thương lái đến tận nhà vườn thu mua hoa, kiểng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong khi các nhà vườn tất bật chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng cho các chậu hoa, kiểng để kịp nở hoa, khoe sắc đúng dịp Tết thì dân mối lái cũng bắt đầu đến các làng hoa kiểng tìm hiểu giá cả, đặt hàng về bán Tết...

Ông Trương Hữu Thêm, thương lái thu mua hoa, kiểng tết ở TP.HCM xuống tận nhà vườn ở làng hoa ở khu vực ĐBSCL tìm mua hoa để mang về kinh doanh cho biết: Năm nay, thời tiết tốt nên rất phù hợp cho loại hoa phát triển, hiện giá thu mua loại cút pha lê với giá từ 600.000-700.000 đồng/cặp (loại lớn), cúc mâm xôi 200.000-300.000 đồng/cặp, hoa vạn thọ giá 80.000-120.000 đồng/cặp. Đặc biệt tại làng hoa Sa Đéc năm nay có loại hoa mới xuất hiện lần đầu trên thị trường đó là hoa cúc Hỏa Châu được bán với giá từ 100.000 -1 triệu đồng/cây (tùy loại lớn nhỏ)… với giá bán các loại hoa năm nay trên thị trường giúp cho người dân trồng hoa tết đều có lãi.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm