| Hotline: 0983.970.780

Phục hồi khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong và ngay sau dịch Covid-19

Thứ Ba 09/11/2021 , 16:09 (GMT+7)

Đại biểu Quốc hội cho rằng, Chính phủ cần phải có những giải pháp thiết thực về giống, logistics, chuyển đổi số,... hỗ trợ, phục hồi khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, chiều 08/11, Quốc hội thảo luận toàn thể hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV.

Tại phiên thảo luận, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Lan, Đoàn ĐBQH Hà Nội đánh giá, Báo cáo của Chính phủ đã đề cập đến nhiều nhiệm vụ và giải pháp có tính khả thi cao để vừa sẵn sàng, chủ động ứng phó, giảm thiểu những thiệt hại do Covid-19 gây ra và vừa để phục hồi, phát triển kinh tế trong giai đoạn cuối năm 2021 cũng như năm 2022.

"Tuy nhiên, tôi cũng đề nghị Chính phủ, Quốc hội giành sự quan tâm đầy đủ, giành nguồn lực thích đáng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, coi đây là nền tảng căn cốt và cần xác định rõ bất luận trong hoàn cảnh nào thì Nông nghiệp vẫn luôn là trụ đỡ đảm bảo sự phát triển ổn định của xã hội, là tiền đề cho các bước phát triển kinh tế xã hội tiếp theo.

Đặc biệt giai đoạn trong và ngay sau Covid, Chính phủ cần phải có giải pháp thiết thực về giống, về logistics, sản xuất, chế biến, tiêu thụ, KH&CN, chuyển đổi số về nguồn lực tài chính để hỗ trợ, phục hồi ngay khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân dễ bị tổn thương này", bà Lan đề xuất.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội). Ảnh: HVNN.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội). Ảnh: HVNN.

Vấn đề thứ hai ĐBQH Nguyễn Thị Lan chia sẻ là, đề nghị Quốc hội và Chính phủ cần có các chương trình hành động và giải pháp đột phá theo tinh thần NQ số 52/NQTW của BCT và NQ số 50/NQ-CP của Chính phủ nhằm nâng cao năng lực KH&CN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia. Chính phủ cần quan tâm, có chính sách đặc thù để khuyến khích đội ngũ trí thức khoa học đông đảo đến từ các trường Đại học và Viện nghiên cứu. Đây chính là lực lượng nòng cốt thúc đẩy ĐMST quốc gia.

Bà Lan cho biết, Việt Nam có 237 trường đại học, 16.500 tiến sỹ, 574 GS và 4.113 PGS. Hàng năm, đào tạo khoảng 1.500 tiến sĩ, hơn 36.000 thạc sĩ, gần 1,5 triệu sinh viên đại học và khoảng vài ngàn đề tài nghiên cứu khoa học các cấp được triển khai từ các trường đại học.

Mỗi năm, rất nhiều đề tài được nghiệm thu và rất nhiều quy trình công nghệ, sản phẩm khoa học có tiềm năng ứng dụng vào thực tiễn, nhưng chỉ một số khiêm tốn được chuyển giao hay thương mại hóa để tạo ra giá trị gia tăng cao, phục vụ quốc kế dân sinh, gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

Để phát huy tiềm năng lợi thế to lớn về trí tuệ, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo này và tránh lãng phí nguồn lực, trong kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Thị Lan đã kiến nghị Quốc hội về một số chính sách chung, thúc đẩy sự phát triển đổi mới sáng tạo trong trường đại học, viện nghiên cứu và đề cập đến tầm quan trọng và lợi ích của mô hình Spin off - tạm gọi là mô hình doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ.

Tại kỳ họp này, đại biểu đoàn Hà Nội tiếp tục đề xuất với Quốc hội, Chính phủ một số vấn đề cụ thể, để tháo gỡ vướng mắc cho việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp Spin off, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong trường đại học và viện nghiên cứu.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Lan, Spin off là doanh nghiệp hình thành trong trường đại học để thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu khoa học, do chính các nhà khoa học nắm giữ công nghệ hay bằng sáng chế. 

Mô hình Spin off đã rất thành công ở nhiều trường ĐH trên thế giới như: các trường MIT (Hoa kỳ), ĐH KU Leuven (Bỉ), ĐH Wageningen (Hà Lan) và ĐH Qeensland (Úc) hàng năm tạo ra khoảng 100-200 doanh nghiệp Spin off, với doanh thu khá lớn và tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, lan tỏa tinh thần và kỹ năng khởi nghiệp trong sinh viên, thanh niên.

Mặc dù mô hình Spin off có nhiều ưu điểm và đầy hứa hẹn nhưng ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức để phát triển mạnh, vẫn còn vướng mắc một số các quy định trong các luật khác nhau.

Theo đại biểu đoàn Hà Nội, nhiều luật đã cho phép hình thành doanh nghiệp trong trường đại học, nhưng lại không hướng dẫn cụ thể về quy định đối với Spin off, cần bổ sung quy định về góp vốn, góp vốn bằng bản quyền công nghệ, quy định về thẩm quyền quyết định việc chuyển giao, góp vốn là sản phẩm đề tài sử dụng ngân sách Nhà nước vào Spin off; quy định về việc nhà khoa học được tham gia vào bộ máy quản lý của công ty Spin off.

Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khu vực trường đại học, viên nghiên cứu, để huy động được đội ngũ trí thức khoa học của các trường, viện nghiên cứu tham gia đổi mới sáng tạo, bằng kinh nghiệm thực tiễn phát triển mô hình spin off tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và tham khảo các mô hình Spin off của một số nước trên thế giới.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm rà soát bổ sung loại hình doanh nghiệp Spin off vào các quy định của pháp luật. Trong thời gian chờ sửa đổi luật, đề nghị Chính phủ cho thực hiện thí điểm cơ chế chính sách thuận lợi cho mô hình Spin off; trong đó cho phép các nhà khoa học được tham gia vào ban quản lý điều hành doanh nghiệp Spin off để làm chủ công nghệ và đổi mới sáng tạo công nghệ tạo sản phẩm mới, chất lượng, hiệu quả;

Đồng thời, giao quyền cho các cơ sở nghiên cứu/ trường đại học quyết định khai thác, sử dụng các sản phẩm đề tài nghiên cứu khoa học từ nguồn ngân sách Nhà nước và chịu trách nhiệm về nguồn kinh phí thu được cho việc tái đầu tư cho nghiên cứu và phát triển xã hội.

Trường đại học, viện nghiên cứu được phép góp vốn bằng tiền mặt, thương hiệu, bản quyền, quy trình công nghệ vào Spin off một cách dễ dàng. Cho phép các Trường đại học được sử dụng tài sản chưa khai thác hết công suất tham gia vào hoạt động của Spin off để tăng thêm nguồn thu và tăng hiệu quả sử dụng của cơ sở vật chất trong bối cảnh tự chủ đại học.

    Tags:
Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Một làng nghề cây cảnh ở Hà Nội thu hút 200.000 lượt khách du lịch

Năm 2022, điểm du lịch làng quê Hồng Vân, huyện Thường Tín được Hà Nội công nhận OCOP 4 sao. Từ đó đến nay, xã đã đón khoảng 200.000 lượt khách du lịch.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hạ Long cải cách hành chính tốt nhất tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Hạ Long đã xuất sắc dẫn đầu bảng xếp hạng 3 chỉ số PAR-Index, DDCI, DTI của tỉnh Quảng Ninh năm 2023.

Bình luận mới nhất