| Hotline: 0983.970.780

12 dự án vào vòng chung kết 'Khởi nghiệp Nông nghiệp Đổi mới sáng tạo 2021'

Thứ Năm 21/10/2021 , 14:08 (GMT+7)

Trải qua các vòng thi đầy kịch tính, Cuộc thi 'Khởi nghiệp Nông nghiệp Đổi mới sáng tạo 2021' đã tìm ra top 12 dự án xuất sắc nhất bước vào vòng chung kết.

Ban tổ chức phát động Cuộc thi 'Khởi nghiệp Nông nghiệp đổi mới sáng tạo 2021' ngày 5/8/2021. Ảnh: HVNN.

Ban tổ chức phát động Cuộc thi "Khởi nghiệp Nông nghiệp đổi mới sáng tạo 2021" ngày 5/8/2021. Ảnh: HVNN.

Năm 2014, cuộc thi “Khởi nghiệp Nông nghiệp Đổi mới sáng tạo” chính thức được phát động lần đầu tiên với đơn vị tổ chức là Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) nhằm mục đích: Tạo diễn đàn học tập, trao đổi kiến thức về khởi nghiệp; Tạo sân chơi lành mạnh, thiết thực, góp phần rèn luyện kĩ năng sống, khát vọng khởi nghiệp cho sinh viên, thanh niên; Tạo cơ hội cho các ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc nhận được sự đầu tư của các doanh nhân và doanh nghiệp.

Năm 2021, với chủ đề “Khởi nghiệp Nông nghiệp Đổi mới sáng tạo 2021 - Ứng phó với đại dịch Covid-19: An toàn và thành công”, cuộc thi hứa hẹn sẽ là “chất xúc tác” giúp hiện thực hóa những ý tưởng khởi nghiệp, là cơ hội có một không hai để các bạn sinh viên được giao lưu, thử sức mình, tạo động lực phát triển tiềm lực quốc gia trong thời kì đại dịch.

Cuộc thi được phát động từ ngày 05/08/2021, diễn ra trong tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tuy nhiên cuộc thi vẫn thu hút được hàng trăm dự án đến từ rất nhiều Trường Đại học, Cao đẳng và cả Trung học Phổ thông trong cả nước.

Từ đó Ban tổ chức (BTC) đã tìm kiếm và lựa chọn ra top 40 dự án bước vào vòng 2. Đặc biệt, năm nay có rất nhiều dự án chất lượng, mang tính thực tiễn cao như Vinagreen – Hộp đựng thức ăn từ thân chuối, hay dự án Chế biến sợi chuối bằng công nghệ Abaca,…. Ban tổ chức cũng đã tổ chức các lớp học về kĩ năng tập huấn và khởi nghiệp cho các đội tham gia vòng 2, với sự tham dự của những chuyên gia đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp.

Dự án 'Chế biến sợi chuối bằng công nghệ Abaca' thuộc lĩnh vực Công nghiệp, chế tạo sản phẩm lọt top 12 dự án vào vòng chung kết. Ảnh: HVNN.

Dự án “Chế biến sợi chuối bằng công nghệ Abaca” thuộc lĩnh vực Công nghiệp, chế tạo sản phẩm lọt top 12 dự án vào vòng chung kết. Ảnh: HVNN.

Ngày 10/10/2021, Ban Tổ chức đã hoàn thành quá trình chấm và lựa chọn ra 12 đội dự án vào vòng chung kết gồm: Eboom; Konosa - Nền tảng trao đổi thông tin có kiểm duyệt giữa chủ vườn và khách hàng; thịt heo 100% thực vật; Vinagreen Product - Hộp đựng thức ăn từ thân chuối; chế biến sợi chuối bằng công nghệ Abaca;

Tranh và sản phẩm Décor từ đồ tái chế; Xây dựng cơ sở giết mổ tập trung và chế biến thịt lợn sạch CLEAN MEAT trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ; Bảo Lộc Coffe House - Socola Cascara (Socola làm từ vỏ cà phê hữu cơ Oragnic);

The HeART (Healing by ART) - Dự án trái tim – Nâng cao sức khỏe tâm thần cho trẻ em trong đại dịch COVID-19 bằng các liệu pháp nghệ thuật; Ứng dụng khoa học kĩ thuật trong ép dầu thực vật nguyên chất từ hạt của cây chứa dầu; VietGOC; Thủy canh nhà phố - Thủy canh Vnua.

12 dự án đều được đánh giá cao cả về chất lượng dự án cũng như tính cấp thiết, thực tiễn cao trong cuộc sống, giải quyết các vấn đề nóng hổi của lĩnh vực nông nghiệp, y tế, y sinh nói riêng và của xã hội nói chung. Các đội thi hứa hẹn sẽ trở thành những nhân tố quan trọng làm nên thành công cho chương trình chung kết năm nay, đưa hình ảnh chương trình đến với tất cả những sinh viên có đam mê khởi nghiệp trong cả nước.

Và trong 12 dự án không thể không kể đến Dự án “Chế biến sợi chuối bằng công nghệ Abaca” thuộc lĩnh vực Công nghiệp, chế tạo sản phẩm. Dự án với ý tưởng xây dựng một công nghệ mới đó là công nghệ chế biến sợi chuối Abaca, giúp mang lại giá trị to lớn về kinh tế cũng như bảo vệ môi trường.

Được biết, hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 200 nghìn ha trồng chuối. Những người nông dân chỉ chú tâm tới việc thu hoạch quả để phục vụ cho việc giao bán trong nước và xuất khẩu sang các thị trường khác. Một số ít vận dụng được lá khô, lá tươi, hoa tươi để bán với giá trị thấp; còn phần thân chuối gần như bị chặt bỏ hoặc được dùng để làm thức ăn cho vật nuôi như lợn, vịt, ngỗng... Điều này gây lãng phí, ảnh hưởng tới thu nhập, thậm chí còn gây ra ô nhiễm môi trường.

Nhận thấy tiềm năng to lớn này, nhóm ABACA đã dấn thân nghiên cứu các công nghệ chế biến sợi chuối thành các sản phẩm hữu ích như vải vóc, sợi chỉ, khẩu trang, giấy... Ảnh: HVNN.

Nhận thấy tiềm năng to lớn này, nhóm ABACA đã dấn thân nghiên cứu các công nghệ chế biến sợi chuối thành các sản phẩm hữu ích như vải vóc, sợi chỉ, khẩu trang, giấy... Ảnh: HVNN.

Nhận thấy tiềm năng to lớn này, nhóm ABACA đã dấn thân nghiên cứu các công nghệ chế biến sợi chuối thành các sản phẩm hữu ích như vải vóc, sợi chỉ, khẩu trang, giấy... Điều này vừa có thể giúp giảm đi một lượng lớn thân chuối bị bỏ đi gây ảnh hưởng tới thiên nhiên, môi trường, đồng thời có thể chế tạo thành những sản phẩm thiết thực cho con người, đem lại lợi ích rất lớn về mặt kinh tế, tạo nên giá trị thương hiệu gấp bội.

Dự án “Chế biến sợi chuối bằng công nghệ Abaca” sẽ giúp tạo ra một ngành mới cho Việt Nam đó là ngành chế biến sợi chuối, tận dụng phế phẩm từ việc trồng chuối. Từ đây tạo ra các dây chuyền công nghệ, các mô hình sản xuất. Ngoài ra, nếu dự án được tiến hành có thể giúp tạo ra nhiều vị trí việc làm với thu nhập ổn định hơn và tăng mức sống cho người dân tại địa phương.

Sự sáng tạo và nhiệt huyết đến từ những thành viên thực hiện dự án “Chế biến sợi chuối bằng công nghệ Abaca” hứa hẹn sẽ mang mang lại cho vòng chung kết Cuộc thi “Khởi nghiệp Nông nghiệp đổi mới sáng tạo 2021” sự kịch tích, mới mẻ, hấp dẫn...

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất