| Hotline: 0983.970.780

Quan tâm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịch vụ công

Thứ Hai 15/08/2022 , 19:41 (GMT+7)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa khai mạc phiên họp đầu tiên về chuyên đề xây dựng pháp luật, dự kiến diễn ra từ ngày 15-18/8 để cho ý kiến về 11 nội dung.

11 nội dung thảo luận

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 5 dự án luật đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 và dự kiến xem xét, biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 4 gồm: Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), Dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: VGP.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: VGP.

Cả 5 dự án luật này đều đã được nhiều lần xin ý kiến tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhận sự đồng thuận, nhất trí cao.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 3 dự án luật trình Quốc hội lần đầu tiên tại Kỳ họp thứ 4 gồm: Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Dự án Luật Phòng thủ dân sự và Dự án Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến và xem xét thông qua theo quy trình rút gọn dự án Pháp lệnh xử phạt Vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Cơ quan chủ trì soạn thảo là Tòa án Nhân dân Tối cao.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là dự án pháp lệnh rất quan trọng thuộc thẩm quyền xem xét và quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của Hiến pháp. Ông đề nghị các đại biểu tham gia tập trung cho ý kiến chi tiết và cụ thể đối với dự án pháp lệnh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến về 2 dự án nghị quyết nhưng có tính chất như luật, phải trình Quốc hội xem xét để thông qua. Đó là Nghị quyết Hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân và Nghị quyết về ban hành Nội quy của kỳ họp (sửa đổi).

Phát biểu tại phiên khai mạc ngày 15/8, Chủ tịch Vương Đình Huệ đề nghị các cơ quan, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung nghiên cứu cho ý kiến sâu rộng với các lĩnh vực, nhất là những nội dung thuộc Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có chuyên môn sâu. 

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên trình bày tờ trình Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Ảnh: VGP.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên trình bày tờ trình Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Ảnh: VGP.

Hoàn thiện Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trong ngày 15/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Trình bày Tờ trình Chính phủ tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Trong hơn 10 năm thực thi, Luật đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, bao gồm các vấn đề liên quan đến tính thống nhất, hiệu lực, hiệu quả thực thi các quy định; sự thay đổi của thực tiễn sản xuất, kinh doanh cũng như những yêu cầu, xu thế mới đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Sau khi được Quốc hội cho ý kiến và được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Bộ Công thương cho biết, dự thảo luật sửa đổi có 7 Chương, 80 Điều; vừa kế thừa các điều khoản cơ bản của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành; vừa bám sát 7 chính sách vừa được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 6/5/2021.

Cụ thể, dự thảo Luật bổ sung một Chương mới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù với tổ chức, cá nhân kinh doanh; sửa đổi khái niệm người tiêu dùng theo hướng làm rõ người tiêu dùng chỉ là cá nhân mua, bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không vì mục đích thương mại. Việc sửa đổi nêu trên nhằm tạo căn cứ xác định chính xác người tiêu dùng trong quá trình thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Người sử dùng điện được tính là sử dụng dịch vụ công, thuộc nhóm công ích.

Người sử dùng điện được tính là sử dụng dịch vụ công, thuộc nhóm công ích.

Để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi đối với nhóm người tiêu dùng có yếu tố đặc biệt, gặp nhiều bất lợi hơn người tiêu dùng thông thường, Dự thảo Luật bổ sung quy định về khái niệm và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương.

Nhằm tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Dự thảo Luật hoàn thiện quy định về thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện giao dịch, đặc biệt là những giao dịch trên không gian mạng.

Trong bối cảnh phát triển của công nghệ thông tin, Dự thảo Luật bổ sung một Chương quy định về các giao dịch đặc thù, trong đó, hoàn thiện quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi cung cấp thông tin, giao kết hợp đồng, tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng trong các giao dịch, đặc biệt là giao dịch trên không gian mạng.

Thực hiện chủ trương tăng cường xã hội hóa trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Dự thảo Luật đồng thời bổ sung quy định nhằm xác định rõ quyền, nghĩa vụ, hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bổ sung quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội khi thực hiện một số hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Nhà nước giao. 

Toàn cảnh phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Ảnh: VGP.

Toàn cảnh phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Ảnh: VGP.

Lưu ý người tiêu dùng dịch vụ công

Cho ý kiến về dự thảo do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trình bày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ, rằng theo quy định hiện hành thì người tiêu dùng bao gồm cả cá nhân và tổ chức. Dự thảo luật lần này loại bỏ đối tượng là tổ chức, chỉ giữ lại đối tượng là cá nhân là sự thay đổi rất lớn. 

Người đứng đầu Quốc hội cũng đặt vấn đề về việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng dịch vụ công. Theo ông, dịch vụ công gồm dịch vụ quản lý nhà nước, chẳng hạn dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4; dịch vụ sự nghiệp công, ví dụ các dịch vụ về y tế, giáo dục; dịch vụ công ích như điện, nước sạch, vệ sinh môi trường…

Mảng dịch vụ này rất lớn, theo Chủ tịch Vương Đình Huệ. Ông lý giải, rằng dịch vụ công chủ yếu cung cấp những sản phẩm dịch vụ thiết yếu, liên quan trực tiếp tới toàn dân, nhưng dường như chưa được đề cập tới trong dự thảo luật. "Luật hiện hành đã quy định nội dung này chưa? Nếu Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa quy định nội dung này thì đã có luật nào quy định chưa? Lần sửa đổi luật này có đặt ra vấn đề bao quát cả mảng dịch vụ công hay không?", ông Huệ nói.

Cuối cùng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng về chính sách đặc thù trong điều kiện chuyển đổi số, nhất là những vấn đề liên quan tới bảo vệ dữ liệu cá nhân, giao dịch điện tử trong không gian mạng.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng, ban biên tập, tổ soạn thảo dự án luật nghiên cứu giữ lại đối tượng là “tổ chức” trong khái niệm “người tiêu dùng”.

Khái niệm này được sử dụng ổn định từ Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành và thực tế nhiều trường hợp tổ chức mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng. Kinh nghiệm quốc tế cũng chỉ ra sự cần thiết của việc bảo vệ quyền lợi nhóm đối tượng này. 

Xem thêm
Khánh thành nhà máy chiếu xạ hiện đại tại tỉnh Hậu Giang

Ngày 24/11, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics (đặt tại Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A, huyện Châu Thành) chính thức khánh thành nhà máy chiếu xạ công suất 1.000 tấn/ngày đêm.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Mưa lớn, nhiều nơi ở Quảng Ngãi bị ngập sâu, chia cắt

Mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về khiến nước các con sông ở tỉnh Quảng Ngãi dâng cao, gây ngập lụt một số khu dân cư và chia cắt giao thông.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.