| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị: Cây trồng chủ lực gặp khó

Thứ Hai 24/06/2019 , 17:11 (GMT+7)

Dứa là một trong những cây trồng (nhóm cây ăn quả) được xác định trong bộ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Quảng Trị.

Tuy nhiên, việc tiếp tục mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng mô hình liên kết dứa đang gặp phải rất nhiều khó khăn.

Nông dân Quảng Trị phân vân có nên tiếp tục trồng dứa liên kết.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2017, UBND tỉnh Quảng Trị đã ký kết hợp tác với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Cty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Cty Đồng Giao) ở Ninh Bình trồng dứa Queen theo quy trình liên kết bốn nhà. Cty Đồng Giao cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm dứa cho bà con với giá 4.000đ/1kg loại 1 và  2.800đ/1kg loại 2.

Tổng diện tích dứa được trồng theo quy trình kỹ thuật của Cty Đồng Giao trên toàn tỉnh Quảng Trị gần đến 150ha, trong đó tập trung chủ yếu ở vùng gò đồi huyện Cam Lộ 100 ha, cây dứa được kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với các cây trồng khác trên một diện tích, mở ra một hướng thu nhập mới cho nông dân.  

Ông Nguyễn Văn Phước ở thôn An Bình, xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ trồng 6 ha dứa. Nhờ làm đúng quy trình kỹ thuật của Cty Đồng Giao và chăm sóc tốt nên vụ rồi mỗi ha dứa của ông cho năng suất đạt 27 tấn/ha, trong đó có đến 90% dứa loại 1. Ông Phước cho biết sau khi trừ các chi phí đầu tư, ông lãi ròng gần 30 triệu đồng/ha.  

Tuy nhiên ở Quảng Trị trồng dứa tốt như ông Phước không được mấy người. Sau vụ thu hoạch đầu tiên đã nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết với cây dứa. Ông Trần Văn Hào ở thôn Nhật Lệ, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ vay ngân hàng 60 triệu đồng đầu tư vào 0,6 ha đất trồng dứa. “Mùa thu hoạch, tôi phải ở lại một mình giữa đồng nửa tháng để canh chừng, vậy mà chuột bọ vẫn phá hết một số lượng lớn trái, năng suất vì vậy thấp hơn so với dự kiến nhiều nên cuối vụ bị lỗ 20 triệu đồng”, ông Hào chán chường chia sẻ.   

Cùng chung một mối lo ông Trần Trung tại thôn Cam Vũ, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ cho biết thuê của HTX Thủy Đông gần 1ha đất trồng dứa. Được hỗ trợ tiền mua chồi giống, tiền phân bón và các vật tư khác, cây dứa nhà ông Trung thời gian đầu phát triển cực kỳ ấn tượng.

Tuy nhiên, do thời tiết nắng hạn kéo dài liên tục đúng vào thời kỳ sinh trưởng của trái nên năng suất chỉ còn hơn một nửa so với dự kiến 30 tấn/1ha. Ông Trung thở dài ngao ngán “ Đầu tư gần 100 triệu mỗi ha dứa nhưng sau khi thu hoạch và trừ các chi phí thì gia đình tôi vẫn lỗ đến 30 triệu đồng”.  

Ngay như HTX Dịch vụ nông nghiệp Thủy Đông có 31 hộ dân đăng ký trồng cây dứa nguyên liệu tập trung trên diện tích 21ha, sau vụ mùa thất bát vừa rồi thì vụ này không còn ai dám đăng ký trồng tiếp loại cây này.

Xã Cam Thủy là địa phương có diện tích trồng dứa liên kết với công ty nhiều nhất huyện Cam Lộ. Tuy nhiên, ông Tạ Phước, Phó Chủ tịch UBND xã Cam Thủy thừa nhận đang có tình trạng bà con nông dân không muốn liên kết trồng dứa theo dự án với Cty Đồng Giao nữa. Qua thời gian liên kết sản xuất vụ đầu tiên đã xãy ra một số bất cập như khi Cty vào mua dứa thì bà con nông dân thu hoạch chưa đủ, khi bà con nông dân thu hoạch rồi thì Cty chưa thu mua kịp.

Nhiều diện tích dứa tại huyện Cam Lộ bị thiệt hại do chuột, sâu bệnh.

Một số hộ cá biệt vẫn cố tình thu hoạch dứa trước mùa để bán cho tiểu thương với giá 5.000đ/1kg nên không đủ sản lượng cho cty thu mua với số lượng lớn. Nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn là nông dân chưa quen với cách sản xuất tập trung, đòi hỏi quy trình kỹ thuật đồng bộ. Chúng tôi động viên rất nhiều nhưng vụ này nông dân nhất quyết tách ra trồng riêng để bán lẻ ngoài thị trường.

Bà Nguyễn Hồng Phương, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị cho biết, nông dân ở đây khi tham gia vào mô hình liên kết này được hỗ trợ rất nhiều. Cụ thể, Cty Đồng Giao cho người dân ứng giống dứa Queen, phân bón để trồng với giá trị ứng tương đương 55 triệu/ha. Ngoài ra, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cũng hỗ trợ người nông dân thêm chi phí vận chuyển giốn g, tiền mua bạt lót… bà con chủ yếu chỉ bỏ công chăm sóc và thu hoạch.

Chia sẻ về nguyên nhân trồng cây dứa gặp khó, bà Phương phân tích, vụ đầu tiên thực hiện trồng tập trung cây dứa còn nhiều lý do khiến  dứa không đạt sản lượng và chất lượng như mong muốn. Đây là lần đầu tiên nông dân trồng dứa tập trung trên diện tích lớn với yêu cầu kỹ thuật đồng bộ nên chưa quen với cách sản xuất lớn, bài bản.

Một số diên tích bà con nông dân chưa thực hiện đúng như quy định mật độ cây trồng. Yêu cầu trồng 5.000 cây/1ha, nhưng họ chỉ trồng 4.000 cây, hao hụt riêng mật độ cây trồng lên đến 1/5 trên mỗi ha. Bên cạnh đó, lịch thời vụ trồng từ tháng 2 đến tháng 4 năm nay và đến tháng 7, 8 năm sau thu hoạch được của Cty Đồng Giao đưa ra chưa phù hợp hực tiễn khí hậu của tỉnh Quảng Trị. Vì tháng 8 là mùa khô hạn, dẫn đến việc thiếu nước, quả dứa không phát triển được nên năng suất, sản lượng thấp.

Vì vậy phải điều chỉnh lịch trồng qua tháng 7 đến tháng 9 để tránh được thu hoạch vào đúng mùa hạn năm sau. Một lý do rất quan trọng nữa chính là năng suất lao động của người dân còn thấp, kéo theo chi phí về nhân công cực kỳ lớn, số lãi thu về bị giảm đi. Tất cả điều đó làm cho vụ trồng dứa đầu tiên chưa thuận lợi nên nông dân bị phân tâm.

Theo bà Nguyễn Hồng Phương, những khó khăn này đều có thể khắc phục được, bà con nông dân cần phải thay đổi phương thức sản xuất từ nhỏ lẻ sang tập trung chuyên canh trên diện tích lớn với một tinh thần lao động quyết liệt hơn.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm