| Hotline: 0983.970.780

Rác thải bức tử dòng suối, chính quyền Văn Chấn ‘bất lực’

Thứ Sáu 26/04/2024 , 11:03 (GMT+7)

Rác thải tràn ngập trên thành cầu, gầm cầu, phủ đầy mặt nước, kéo dài hàng trăm mét dưới lòng suối ở huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái), nhưng chính quyền nơi đây bất lực.

Rác thải phủ đầy dòng suối Ngòi Lao (huyện Văn Chấn). Ảnh: Thanh Tiến.

Rác thải phủ đầy dòng suối Ngòi Lao (huyện Văn Chấn). Ảnh: Thanh Tiến.

Theo ghi nhận của phóng viên NNVN, khu vực hai con suối Ngòi Lao và Ngòi Phà ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn luôn trong tình trạng rác thải bủa vây, ngập ngụa, bốc mùi hôi thối.

Mỗi khi lưu thông trên tuyến đường Quốc lộ 37, đoạn qua cầu Ngòi Lao, xã Cát Thịnh, người lạ thì bất ngờ, chứ người dân ở đây đã quá quen thuộc bao to, bao nhỏ rác thải nằm trên bờ, dưới suối. Người ta vô tư xả rác xuống suối, mặc nhiên coi đây như bãi rác tập trung. Dòng nước chỉ cuốn đi được những túi rác nhỏ, lượng rác nhiều quá làm tắc cả dòng, ngồn ngang hai bên bờ suối, một số mắc lại trên cây và các tảng đá.

Biển cấm đổ rác phía trên bờ chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Ảnh: Thanh Tiến.

Biển cấm đổ rác phía trên bờ chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Ảnh: Thanh Tiến.

Theo một số hộ dân sống gần khu vực, họ ngán ngẩm về rác, đủ thứ rác thải trên đời người ta đều vứt xuống suối. Thậm chí cả lợn chết, gà chết cũng tống vào bao, ném xuống suối. Những ngày nắng nóng, mùi hôi thối từ bãi rác bốc lên, xộc vào nhà dân. Những túi rác bẩn lại bị động vật như chó, mèo cắn vương vãi, tha đi, rồi ruồi, nhặng bay theo như ong…

Rác thải trên dòng suối kéo dài những đoạn cả trăm mét, chực chờ nước lũ về cuốn đi. Ảnh: Thanh Tiến.

Rác thải trên dòng suối kéo dài những đoạn cả trăm mét, chực chờ nước lũ về cuốn đi. Ảnh: Thanh Tiến.

Để xử lý ô nhiễm, người ta còn gom rác lại đốt dưới gầm cầu, khét lẹt, khói mù mịt. Tình trạng ô nhiễm dòng suối ở đây đã diễn ra nhiều năm qua.

Cách cầu ngòi Lao khoảng 1 km là suối Ngòi Phà cũng đang bị “bức tử” vì rác thải. Rác chất thành từng đống giữa suối, tràn sang hai bên. Những vũng nước ứ đọng lâu ngày chuyển thành màu đen, nổi rêu váng. Vào mùa hè, ruồi, muỗi sinh sôi từ bãi rác, nguy cơ dịch bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

Những dòng suối được mặc định như bãi rác tập trung. Ảnh: Thanh Tiến.

Những dòng suối được mặc định như bãi rác tập trung. Ảnh: Thanh Tiến.

Một người dân ở xã Cát Thịnh chia sẻ, ở khu vực trung tâm xã, ngay gần chợ, nhà ở chật chội, không có chỗ để đào hố đổ rác. Hiện cũng không có đơn vị nào thu gom rác thải để xử lý. Xã cũng chưa có bãi rác tập trung nên không biết đổ đi đâu. Vào buổi tối, nhiều người dân lại bao lớn, bao nhỏ xả hết xuống suối, chờ đến mùa mưa, nước lũ cuốn đi.

Người dân đốt rác ngay dưới gầm cầu Ngòi Lao. Ảnh: Thanh Tiến.

Người dân đốt rác ngay dưới gầm cầu Ngòi Lao. Ảnh: Thanh Tiến.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Đinh Trọng Quyết - Chủ tịch UBND xã Cát Thịnh cho biết, Chính quyền xã nắm được việc người dân đổ rác xuống suối Ngòi Lao, Ngòi Phà gây ô nhiễm môi trường, nhưng rất khó xử lý. Khu vực này dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, không có chỗ đào hố rác, đành phải mang ra suối đổ.

Khói bụi, mùi khét của rác thải gây khó chịu cho người dân qua lại. Ảnh: Thanh Tiến.

Khói bụi, mùi khét của rác thải gây khó chịu cho người dân qua lại. Ảnh: Thanh Tiến.

Phóng viên hỏi, đối với tình trạng xả rác thải này đã xử phạt trường hợp nào chưa? Ông chủ tịch xã lí giải, địa phương chưa có điểm xử lí rác thải nên người dân hỏi đổ rác ở đâu, khó trả lời nên chưa xử phạt trường hợp nào. Khi nào xây dựng được lò đốt rác thì mới xử lý nếu người dân không chấp hành.

Hiện nay, tại cầu Ngòi Lao, chính quyền đã cắm biển cấm đổ rác, những chỉ để tượng trưng, lượng rác thải ngày qua ngày xả xuống suối vẫn không ngừng tăng lên. Các loại rác thập cẩm đủ loại như túi nilon, bao tải, chai lọ… tạo thành “dòng suối rác” kéo dài, bốc mùi nồng nặc.

Rác thải còn mắc trên lại trên thành cầu, chưa kịp rơi xuống suối. Ảnh: Thanh Tiến.

Rác thải còn mắc trên lại trên thành cầu, chưa kịp rơi xuống suối. Ảnh: Thanh Tiến.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Trọng Lực - Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Văn Chấn cho biết, khu vực xã Cát Thịnh chưa có đơn vị thu gom, xử lý rác thải. Các xã chủ yếu tuyên truyền người dân xử lý rác thải tại nhà.

Chính quyền địa phương bất lực trong việc xử lí các hành vi xả rác gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Thanh Tiến.

Chính quyền địa phương bất lực trong việc xử lí các hành vi xả rác gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Thanh Tiến.

Theo kế hoạch, trong năm 2024 địa phương sẽ xây dựng 1 nhà máy xử lý rác thải tại xã Nậm Búng. Năm 2025, xây dựng một bãi tập kết, xử lý rác thải tại xã Đại Lịch.

Đối với việc người dân vứt rác thải bừa bãi xuống suối gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, đơn vị sẽ làm việc với chính quyền các xã để tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân.

Rác thải thập cẩm đủ loại ngăn cả dòng chảy, bốc mùi hôi thối. Ảnh: Thanh Tiến.

Rác thải thập cẩm đủ loại ngăn cả dòng chảy, bốc mùi hôi thối. Ảnh: Thanh Tiến.

Nhà máy xử lý rác vẫn nằm trong kế hoạch, người dân sẽ tiếp tục được tuyên truyền như nhiều năm qua. Còn những dòng suối đang bị rác thải “bức tử” sẽ phải kêu cứu đến bao giờ?

Chất thải rắn (thường gọi là rác thải) khi thải vào môi trường gây ô nhiễm, đất, nước, không khí. Ngoài ra, còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường. Rác thải nguồn trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc.

Trong khi chờ kế hoạch xây dựng khu xử lí rác, tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân thì dòng suối vẫn bốc mùi 'kêu cứu'. Ảnh: Thanh Tiến.

Trong khi chờ kế hoạch xây dựng khu xử lí rác, tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân thì dòng suối vẫn bốc mùi "kêu cứu". Ảnh: Thanh Tiến.

Trong khi ở nhiều nơi, chính quyền, người dân tích cực thi đua tạo cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp để xây dựng Nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh. Việc thờ ơ, bất lực của chính quyền  huyện Văn Chấn với tình trạng xả rác gây ô nhiễm môi trường là điều không thể chấp nhận.

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm