| Hotline: 0983.970.780

Rắn hổ mang khổng lồ ở Phú Thọ có tên trong sách đỏ

Thứ Sáu 03/02/2017 , 19:41 (GMT+7)

Con rắn hổ mang chúa xổng ra giữa đường mà nhóm thanh niên ở xã Hà Lộc (Phú Thọ) khống chế, bắt được thuộc danh mục loài nguy cấp, hiếm gặp trong tự nhiên.

Ngày 3/2, ông Trần Minh Lợi (Phó chủ tịch UBND xã Hà Lộc, tỉnh Phú Thọ) cho biết đã báo cáo cấp trên và kiểm lâm tỉnh về vụ việc người dân bắt được con rắn hổ mang lớn trước đó ít ngày trên địa bàn xã.

ran-ho-mang-nguoi-dan-bat-duoc-giua-duong-co-ten-trong-sach-do
Người đàn ông túm đuôi rắn để ngăn con vật bò đi.
 

Trong video chia sẻ trên mạng ngày 26/1, có cảnh một nhóm người khống chế, bắt sống một con rắn dài hơn 2 m tại dải phân cách hai làn đường thuộc xã Hà Lộc. Một thanh niên kéo đuôi rắn, người khác dùng gậy ghì cổ để bắt sống con vật. Nhiều người dân hiếu kỳ đứng bên đường xem.

Theo ông Lợi, thông tin lãnh đạo xã nắm được là con rắn do một người đàn ông chở bằng ôtô, đi qua đoạn đường trên thì làm xổng ra. Ngay sau khi nhóm thanh niên bắt được, người chủ đã quay lại chuộc và đưa rắn lên xe đi luôn.

"Nghe tin, lực lượng chức năng xuống tận nơi kiểm tra thì người đàn ông đó đã mang con rắn đi rồi. Tôi chỉ nghe người dân nói đó là hổ mang chúa chứ không được nhìn thấy tận mắt. Phía kiểm lâm đang xác minh thông tin", ông nói.

ran-ho-mang-nguoi-dan-bat-duoc-giua-duong-co-ten-trong-sach-do-1
Con rắn bị nhóm thanh niên khống chế là loài rắn độc, có tên trong sách đỏ Việt Nam.
 

Theo TS Nguyễn Thiên Tạo (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), con rắn mà người dân Hà Lộc bắt được là loài hổ mang chúa có tên khoa học Ophiophagus hannah (Cantor, 1836). Loài này phân bố rộng khắp cả nước, sống trong rừng, hang hốc, ở trung du và vùng núi.

"Đây là loài có hàm lượng độc tố cao, kích thước lớn, chiều dài cơ thể có thể đạt tới gần 5 m, nặng hàng chục kg. Thực tế rất hiếm gặp loài này ngoài tự nhiên", anh nói và cho biết hơn 10 năm nghiên cứu về rắn độc mới gặp loài này vài lần.

TS Tạo thông tin, loài rắn hổ mang chúa này có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007, xếp hạng cực kỳ nguy cấp và nằm trong danh mục loài nguy cấp, quý hiếm cần được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định của Chính phủ.

 

VnExpress

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.