| Hotline: 0983.970.780

Sẵn sàng về chỗ ở cho lao động ngoại tỉnh ở lại Vĩnh Phúc

Thứ Sáu 28/05/2021 , 15:32 (GMT+7)

Vĩnh Phúc dừng việc di chuyển ra, vào tỉnh đối với công nhân lao động ở các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Hà Nam, thành phố Hà Nội.

Khu vực nhà ở cho công nhân tại Trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại. Ảnh: Thanh Nga.

Khu vực nhà ở cho công nhân tại Trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại. Ảnh: Thanh Nga.

Nhằm giữ vững thành quả chống dịch và không để dịch bệnh Covid-19 xâm nhập vào các khu công nghiệp, từ 0 giờ 00 phút ngày 27/5, Vĩnh Phúc đã dừng việc di chuyển ra, vào tỉnh đối với công nhân lao động ở các tỉnh, thành phố nói trên.

Đồng thời, tỉnh Vĩnh Phúc đưa ra nhiều giải pháp về nơi ở cho chuyên gia, người lao động trong các khu công nghiệp, thực hiện mục tiêu vừa bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19 một cách chắc chắn, hiệu quả.

Theo thống kê của Ban quản lý các khu công nghiệp, đến ngày 26/5, toàn tỉnh có trên 27.600 công nhân ngoại tỉnh đang làm việc trong các khu công nghiệp, trong đó có khoảng 22.560 người ở lại tỉnh, gần 5.100 người đi về hằng ngày giữa Vĩnh Phúc với các tỉnh, thành; trên 2.600 chuyên gia, cán bộ quản lý ngoại tỉnh đang làm việc tại các khu công nghiệp.

Trên cơ sở rà soát nhu cầu về chỗ ở, Vĩnh Phúc đã sắp xếp hơn 800 phòng ở cho chuyên gia với nhiều mức giá khác nhau để họ lựa chọn theo nhu cầu; trưng dụng khu ký túc xá Trường Đại học công nghệ Giao thông Vận tải và Trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại làm nơi ở miễn phí cho 100% công nhân ngoại tỉnh và giao các địa phương phối hợp với các trường tổ chức vận hành ký túc xá, tổ chức nấu ăn cho công nhân nhưng do công nhân tự chi trả.

Sau buổi khảo sát thực tế, chiều 27/5, Tập đoàn Compal đã chuyển 110 công nhânđến ở tại Trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại. Ảnh: Thanh Nga.

Sau buổi khảo sát thực tế, chiều 27/5, Tập đoàn Compal đã chuyển 110 công nhânđến ở tại Trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại. Ảnh: Thanh Nga.

Tính đến ngày 26/5, Ban quản lý các khu công nghiệp đã nhận được đăng ký ở lại của 278 chuyên gia, cán bộ quản lý; 191 công nhân ngoại tỉnh đi về hằng ngày giữa Vĩnh Phúc với các tỉnh, thành. Trong đó, số công nhân đăng ký ở lại trường Trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại, thành phố Phúc Yên là 179 người và Trường Đại học công nghệ Giao thông Vận tải, thành phố Vĩnh Yên 12 người.

Ông Phạm Văn Thủy, Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Phúc Yên cho biết: Để bảo đảm tốt nhất các điều kiện về cơ sở vật chất và phòng chống dịch cho các công nhân ở tại trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại, từ ngày 25/5, thành phố đã tiến hành phun khử khuẩn, vệ sinh môi trường toàn bộ khuôn viên nhà trường; xây dựng các phương án bảo đảm an ninh trật tự, y tế, nấu ăn; lắp đặt 200 giường tầng, với số lượng bình quân 14 giường/phòng.

Đồng thời, duy tu, sửa chữa hệ thống điện, nước, bảo đảm cung ứng đủ chỗ ở, điện, nước miễn phí cho khoảng 400 công nhân lao động. Trước mắt, vào chiều 27/5 sẽ đón khoảng 110 công nhân của Tập đoàn Compal đến ở.

Mỗi phòng ở tại Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải có 5 giường tầng, bảo đảm ánh sáng,điện mát, 2 phòng tắm, 1 phòng vệ sinh cho công nhân. Ảnh: Thanh Nga.

Mỗi phòng ở tại Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải có 5 giường tầng, bảo đảm ánh sáng,điện mát, 2 phòng tắm, 1 phòng vệ sinh cho công nhân. Ảnh: Thanh Nga.

Cũng sẵn sàng để đón những công nhân đầu tiên đến ở, ông Vương Văn Sơn, phụ trách cơ sở đào tạo tại Vĩnh Phúc, Trường Đại học Giao thông Vận tải cho biết: Việc bố trí chỗ ở cho các công nhân rất thuận lợi, bởi đây là khu ký túc xá biệt lập với 40 phòng ở của các sinh viên nhà trường.

Đặc biệt, các phòng đều được xây dựng khép kín với 5 giường tầng, 2 quạt trần, 2 nhà tắm, 1 nhà vệ sinh, 1 khu rửa mặt, 1 khu phơi quần áo riêng biệt. Hệ thống điện, nước, an ninh trật tự được bảo đảm. “Với những thuận lợi về cơ sở vật chất, số doanh nghiệp đăng ký cho công nhân ở đã tăng từ 12 người ngày 25/5 tăng lên hơn 50 người trong sáng 27/5 và con số này sẽ tiếp tục tăng do đang có nhiều doanh nghiệp liên hệ đề nghị được bố trí chỗ ở”.

Theo thông tin từ Ban quản lý các khu công nghiệp, đến sáng 27/5, các khu công nghiệp của tỉnh đang tạo việc làm cho 8.853 công nhân đến từ các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh và vùng có dịch thuộc các tỉnh, thành phố khác. 100% các công nhân này đều ở lại tỉnh.

Quyết tâm đánh chặn, đẩy lùi dịch Covid-19 trong tình hình mới, Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân chuyển sang trạng thái sẵn sàng cao trong phòng chống dịch, đồng thời, bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Tập trung thực hiện tốt chiến lược “Bao vây - khoanh vùng - đón đầu và đánh chặn”; hạn chế tối đa sự di chuyển cơ học giữa vùng này sang vùng khác, giữa địa phương này với địa phương khác.

Đồng thời, cấp tốc đào tạo các lực lượng có thể tham gia vào công tác chuyên môn trong phòng chống dịch, chăm sóc, điều trị bệnh nhân dương tính với Covid-19, nâng công suất xét nghiệm và tìm nguồn tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân từ đủ 18 tuổi trở lên.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.