| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 16/08/2023 , 16:49 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 16:49 - 16/08/2023

Sắp xếp đơn vị hành chính sao cho hợp tình hợp lý?

Sắp xếp đơn vị hành chính theo đề án mới của Bộ Nội vụ, liên tục tạo ra những làn sóng tranh luận trong các tầng lớp xã hội về tính thực tiễn.

Sắp xếp đơn vị hành chính để công tác quản lý nhà nước được thực thi một cách khoa học hơn và hiệu quả hơn, là một điều cần thiết. Thế nhưng, sắp xếp đơn vị hành chính sao cho hợp tình hợp lý, lại hoàn toàn không đơn giản.

Sắp xếp đơn vị hành chính theo đề án mới của Bộ Nội vụ đặt trong tâm vào những đơn vị cấp huyện, cấp xã có quy mô nhỏ. Sự sáp nhập nhằm mục đích khắc phục tình trạng phân tán nguồn lực. Nghĩa là chỉ nên sáp nhập những địa bàn đang bị chia cắt không gian phát triển, không thể khai thác hết tiềm năng, chứ không thể căn cứ vào những tiêu chuẩn cứng nhắc về diện tích hay về dân số.

Trong giai đoạn 2023 - 2025, dự kiến sẽ sắp xếp đơn vị hành chính khoảng 33 huyện và khoảng 1.327 xã. Ngay đô thị đang được áp dụng cơ chế đặc thù là TP.HCM cũng có 6 quận và 142 phường thuộc diện phải sáp nhập. Ưu điểm trước mắt của việc sáp nhập là góp phần tinh gọn bộ máy công chức, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Thế nhưng, nhược điểm chưa lường được là sự xáo trộn trong cộng đồng. Bởi lẽ, sau khi sáp nhập sẽ dôi dư nhân lực lẫn cơ sở vật chất.

Để sắp xếp đơn vị hành chính được linh hoạt và tránh lãng phí, cần phải có những sự đắn đo hợp tình, hợp lý. Theo nghị quyết được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 gồm những nơi có đồng thời cả hai tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định, cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định, cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định. Tuy nhiên, trước khi tiến hành sáp nhập phải lấy ý kiến cử tri nhằm có được sự đồng thuận.

Sắp xếp đơn vị hành chính đâu phải phép cộng đơn giản về diện tích tự nhiên và quy mô dân số. Không chỉ nóng bỏng câu chuyện sáp nhập quận Hoàn Kiếm ở Thủ đô Hà Nội, mà nhiều nơi khác cũng có những địa bàn mang đậm dấu vết văn hóa lịch sử của một vùng đất. Nếu sáp nhập kèm theo đổi tên thì dẫn đến nhiều hệ lụy khó xoa dịu cho đời sống tinh thần.

Từ năm 1975 đến nay, đã có nhiều đợt sắp xếp đơn vị hành chính không đạt được thành công như mong muốn. Có những địa phương hết nhập vào rồi lại tách ra, theo một vòng luẩn quẩn. Trường hợp Thủ Đức ở TP.HCM rất nên được xem như một bài học tham khảo.

Năm 1997, huyện Thủ Đức tách thành ba đơn vị là quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Đến năm 2021, thì quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức nhập lại chung thành phố Thủ Đức. Rõ ràng, với Thủ Đức, việc sắp xếp đơn vị hành chính đã thiếu tầm nhìn quy hoạch. Nếu dùng tư duy chiến lược chuyển đổi từ huyện Thủ Đức lên thành phố Thủ Đức, thì đỡ tốn kém bao nhiêu chi phí cho ngân sách quốc gia.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm