| Hotline: 0983.970.780

Sau bão, người dân Quảng Ngãi đổ xô mua máy phát điện

Thứ Sáu 30/10/2020 , 15:04 (GMT+7)

Chưa có điện lưới, nhiều người dân Quảng Ngãi đổ xô đi mua máy phát điện để giải quyết tạm thời nhu cầu sinh hoạt của gia đình.

Người dân đổ xô đi mua máy phát điện. Ảnh: Tuấn Anh.

Người dân đổ xô đi mua máy phát điện. Ảnh: Tuấn Anh.

Cơn bão số 9 đã đi qua 2 ngày nhưng nhiều nơi trên địa bàn TP. Quảng Ngãi và các huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành... vẫn chưa có điện. Trước tình cảnh thiếu điện dẫn đến không có nước đã ảnh hưởng rất nhiều đề sinh hoạt của người dân.

Có lẽ cũng lâu lắm rồi, tỉnh Quảng Ngãi mới hứng chịu cơn bão khủng khiếp đến như vậy. Nhà cửa bay nóc, cây cối đổ ngã, đặc biệt hệ thống điện bị mất trên diện rộng và kéo dài trong nhiều ngày. Nghe thông tin những ngày tới bão số 10 tiếp tục đổ bộ vào nên hàng trăm người dân đã đổ xô đi mua máy phát điện về sinh hoạt cho gia đình.

Loại máy phát điện loại 3kw đang đượng người dân chọn mua nhiều nhất. Ảnh: Tuấn Anh.

Loại máy phát điện loại 3kw đang đượng người dân chọn mua nhiều nhất. Ảnh: Tuấn Anh.

Ghi nhận trên tuyến đường Quang Trung (TP. Quảng Ngãi), nơi có nhiều cửa hàng bán máy phát điện, rất đông người dân đang xếp hàng chờ mua.

Đang lựa chọn máy phát điện, ông Lê Đình Dũng (xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa) cho biết, gia đình bị cúp điện mấy ngày nay kéo theo không có nước nên sinh hoạt rất khó khăn. “Không biết khi nào có điện trở lại, trong khi nhà bán quán ăn nên tôi quyết định mua máy phát điện để giải quyết nhu cầu trước mắt”, ông Dũng cho biết.

Ông Dũng cho biết, một chiếc máy phát điện loại 3kw hiện các cửa hàng bán với giá 8,5 triệu đồng, trong khi trước bão số 9 đổ bộ, máy phát điện loại này chỉ có giá khoảng 5 triệu đồng.

Dù giá tăng cao nhưng người dân vẫn đổ xô đi mua. Ảnh: Tuấn Anh.

Dù giá tăng cao nhưng người dân vẫn đổ xô đi mua. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Nguyễn Hữu Tài (xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh) cho biết, mất điện mấy ngày qua khiến sinh hoạt gia đình bị đảo lộn. Không biết điện đến khi nào mới có, trong khi cơn bão số 10 chuẩn bị ập đến nên tôi quyết định mua máy phát điện để phục vụ sinh hoạt.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mỗi máy phát điện dao động từ 6 đến 15 triệu đồng tùy loại. Giá thời điểm hiện tại cao hơn từ 1-2 triệu đồng so với trước khi cơn bão số 9 diễn ra. Mặc dù giá tăng cao, nhưng nhiều cửa hàng vẫn không đủ máy phát điện để bán cho người dân.

Chủ cửa hàng liên tục gọi điện để nhập hàng về phục vụ người dân. Ảnh: Tuấn Anh.

Chủ cửa hàng liên tục gọi điện để nhập hàng về phục vụ người dân. Ảnh: Tuấn Anh.

Tại cuộc họp với tỉnh Quảng Ngãi về khắc phục sự cố điện lưới do bão số 9 gây ra, ông Trần Đình Nhân, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, sau khi bão đi qua, chúng tôi đã nhanh chóng cấp điện lại cho cơ quan Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh.

Riêng trong ngày ngày 29/10, EVN đã huy động thêm 450 người, trong đó có 300 người của Công ty Điện lực Quảng Ngãi và 150 người của các đơn vị thi công, xây lắp điện trên địa bàn tỉnh kết hợp với lực lượng được điều động từ các Công ty Điện lực Đắk Lắk, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa về để phục hồi lại hệ thống điện. Chậm nhất trong 4 ngày tới, Quảng Ngãi sẽ có điện trở lại.

Những cửa hàng sửa chữa máy phát điện cũ cũng đông khách. Ảnh: Tuấn Anh.

Những cửa hàng sửa chữa máy phát điện cũ cũng đông khách. Ảnh: Tuấn Anh.

Các chủ cửa hàng nhập hàng về liên tục vẫn không kịp bán cho khách. Ảnh: Tuấn Anh.

Các chủ cửa hàng nhập hàng về liên tục vẫn không kịp bán cho khách. Ảnh: Tuấn Anh.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cảnh báo tình trạng xả nước thải ao tôm ra môi trường

Bạc Liêu cảnh báo tình trạng xả nước thải liên tục từ các ao nuôi tôm ra môi trường, nhất là các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm