| Hotline: 0983.970.780

Sôi động thị trường nông sản cuối năm

Thứ Năm 01/12/2022 , 19:04 (GMT+7)

Để chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường Tết Quý Mão 2023, nhiều địa phương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, doanh nghiệp cân đối nguồn hàng dịp cuối năm.

Các địa phương đang gấp rút lên phương án cho thị trường cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Các địa phương đang gấp rút lên phương án cho thị trường cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Các địa phương cấp tập chuẩn bị cho thị trường cuối năm

Chia sẻ thông tin tại Diễn đàn "Kết nối tiêu thụ các sản phẩm chủ lực phía Nam phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023" ngày 1/12, ông Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ cho biết, để chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Quý Mão 2023, thành phố đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, doanh nghiệp cân đối nguồn hàng dịp cuối năm. Trong đó, nhiều doanh nghiệp, siêu thị lớn đã cam kết tham gia vào chương trình bình ổn giá.

Nhu cầu hàng hóa thiết yếu của 1,2 triệu dân trên địa bàn thành phố sẽ rất lớn, như gạo: 215 tấn/ngày; thịt các loại: 215 tấn/ngày; trứng: 1,6 triệu quả/tuần; thủy hải sản: 131 tấn/ngày; rau củ quả: 261 tấn/ngày. Đây là cơ hội rất lớn để các HTX, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tiêu thụ, nhất là trong dịp cuối năm.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ cho biết, hầu hết các nhà vườn đã có liên kết với các doanh nghiệp, thương lái để bao tiêu sản phẩm trong dịp Tết. Bên cạnh đó, Sở Công thương Cần Thơ cũng phối hợp với các địa phương lân cận để kết nối, xúc tiến thu mua nông sản, thực phẩm thành phố còn thiếu.

Các tỉnh, thành đều tập trung đảm bảo nguồn cung và vệ sinh an toàn thực phẩm vào dịp Tết Nguyên đán.

Các tỉnh, thành đều tập trung đảm bảo nguồn cung và vệ sinh an toàn thực phẩm vào dịp Tết Nguyên đán.

Còn theo ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, để đảm bảo nguồn cung và vệ sinh an toàn thực phẩm vào dịp Tết Nguyên đán, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi, kiểm tra các mặt hàng thực phẩm, nông sản, nhất là trong dịp cuối năm.

Để đáp ứng như cầu về các nhu yếu phẩm, tỉnh đang chuẩn bị tổ chức phiên chợ Tết Công Đoàn 2023, dự kiến vào ngày 13/1 với 120 gian hàng, trong đó, có 40 gian hàng là các sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, hàng năm, Đồng Nai cũng triển khai nhiều hoạt động bình ổn giá do Sở Công thương phối hợp với các đơn vị chức năng và doanh nghiệp.

Thông tin về khả năng cung ứng nông sản của tỉnh Bình Dương trong dịp lễ tết cuối năm 2022, đầu năm 2023, ông Lê Thanh Tâm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh cho biết, hiện nay, đối với sản phẩm rau, củ, quả, trái cây tươi, tỉnh hiện chỉ có khả năng cung ứng khoảng 20 - 35% nhu cầu của người tiêu dùng nội tỉnh.

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị cung ứng lớn trên địa bàn địa phương xây dựng kế hoạch bình ổn giá với thị trường nội tỉnh.

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị cung ứng lớn trên địa bàn địa phương xây dựng kế hoạch bình ổn giá với thị trường nội tỉnh.

Với các sản phẩm chăn nuôi, tổng đàn lợn của Bình Dương là khoảng 13,7 triệu con, khả năng cung ứng hàng ngày khoảng 7.000 - 8.000 con, trong đó 1.500 con cung ứng cho thị trường nội tỉnh, còn lại là sản xuất cho TP. HCM và các tỉnh lân cận. Mỗi ngày, Bình Dương có thể cung ứng khoảng 70.000 con gà thịt, trong đó 35.000 con cung ứng cho nội tỉnh, còn lại cung ứng cho TP. HCM và các tỉnh lân cận.

“Hiện nay, để đảm bảo cung ứng hàng hóa cho dịp Tết, Sở NN-PTNT đã phối hợp với Sở Công thương tỉnh Bình Dương và các đơn vị cung ứng lớn trên địa bàn địa phương xây dựng kế hoạch bình ổn giá với thị trường nội tỉnh. Đối với những thị trường lân cận, nguồn cung thịt lợn và thịt gà còn rất dồi dào và có khả năng kết nối, cung ứng cho nhiều tỉnh, thành khác”, ông Lê Thanh Tâm chia sẻ.

Thị trường rau quả Việt Nam bị chi phối nhiều từ Trung Quốc

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, thị trường rau quả của Việt Nam còn bị chi phối nhiều từ thị trường Trung Quốc. Hằng năm, kim ngạch xuất khẩu cho thị trường Trung Quốc chiếm 50%. Văn hóa Trung Quốc khá tương đồng với văn hóa của Việt Nam nên nhu cầu cần rau quả phục vụ dịp Tết sẽ cao để phục vụ văn hóa tâm linh. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá và lượng tiêu thụ.

Năm ngoái, dịp giáp Tết Nguyên đán, chính sách "zezo COVID" của Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn đến người sản xuất, kinh doanh nông sản ở Việt Nam. Năm nay, Trung Quốc đã nới lỏng chính sách "zezo COVID" nên tình hình sẽ khởi sắc hơn. "Có thể vẫn sẽ có hiện tượng ùn ứ tại biên giới nhưng không nhiều như năm ngoái", ông Nguyên dự đoán.

Hằng năm, kim ngạch xuất khẩu cho thị trường Trung Quốc chiếm 50%.

Hằng năm, kim ngạch xuất khẩu cho thị trường Trung Quốc chiếm 50%.

Về kim ngạch xuất khẩu rau quả, 11 tháng qua Việt Nam ta đạt gần 3,1 tỷ USD; nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng cao như sầu riêng, thanh long, chuối… đã xuất khẩu được sang thị trường Trung Quốc nhờ những nghị định thư được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đặc biệt, chuối Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Philippines về xuất khẩu sang Trung Quốc. Sắp tới mặt hàng khoai lang được ký nghị định thư thì chắc chắn cũng sẽ tăng…

Ông Nguyên cũng đưa ra những đề xuất như mở các hội chợ để giới thiệu sản phẩm; mở các cửa hàng bán trái cây có kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các tuyến đường, các chợ truyền thống vừa tạo không khí Tết vừa là giải pháp tiêu thụ rau, củ, quả cho bà con; kết nối tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại.

Thông tin về những khó khăn cuối năm 2022 đầu năm 2023 trong việc xuất khẩu nông sản, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, hiện nay yêu cầu về chất lượng, truy xuất nguồn gốc của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc có thể làm chậm xuất khẩu, gây ùn ứ tại cửa khẩu, ảnh hưởng đến tiêu thụ trong nước.

Bên cạnh đó, việc chậm cấp mã số vùng trồng cho sầu riêng xuất sang thị trường Trung Quốc gây khó khăn cho tiêu thụ sầu riêng rải vụ hiện nay tại vùng ĐBSCL. Chi phí đầu vào sản xuất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng tác động đến sản xuất cây ăn quả, có thể ảnh hưởng năng suất, chất lượng trái cây.

Ngoài ra, tình hình xâm nhập mặn có thể ảnh hưởng đến sản xuất một số vùng cây ăn quả chưa có đê bao kép kín; việc tăng nhanh diện tích sản xuất sầu riêng tại một số vùng có điều kiện sinh thái không phù hợp, có thể dẫn đến thiệt hại sau khi trồng.

Xem thêm
Đoàn công tác Bộ NN-PTNT thăm cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên quần đảo Trường Sa

Từ ngày 10/5 - 16/5/2024, gần 40 đại biểu Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu tham gia Đoàn công tác số 18 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I.

Đông Nam bộ đủ nước cho vụ hè thu

Đông Nam bộ đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mực nước hiện tại ở các hồ chứa trong khu vực có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất vụ hè thu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tây Ninh đã có thiệt hại do mưa lớn, dông lốc

Cơn mưa lớn chiều các ngày 16/5 và 17/5 đã khiến cho địa bàn tỉnh Tây Ninh có những thiệt hại đầu tiên về của. Rất may không ai bị thương, nguy hiểm tính mạng.