| Hotline: 0983.970.780

Sơn La sớm trở thành thủ phủ cây ăn quả

Thứ Ba 04/09/2018 , 14:05 (GMT+7)

Đến năm 2018, diện tích cây ăn quả của Sơn La đã cận kề 50.000ha, và dự kiến sẽ cán mốc 100 nghìn ha vào năm 2020.

Cùng với nhiều chính sách thu hút đầu tư, hình thành nền móng căn bản cho ngành hàng rau quả từ SX, tiêu thụ, chế biến và XK, Sơn La đang dần khẳng định sẽ là thủ phủ cây ăn quả có tầm vóc của cả nước.

18-17-56_1
“Vua nhãn” Sơn La bên những vườn nhãn cho thu nhập tiền tỉ/năm

Hơn 10 năm trước, người viết bài này lần đầu tiên đặt chân lên mảnh đất Sơn La. Ngày ấy, cây ngô lai còn ở vị thế bá chủ của tỉnh Tây Bắc này. Ngô bạt ngàn, ngô phủ kín từ những triền đồi đẹp miên man, ngô leo lên những ngọn đồi chót vót. Cây ngô thống trị ở Sơn La vài thập kỷ qua, nhưng cũng chỉ giúp bà con nơi đây xóa cái đói. Để nói về cây trồng một thời mang tên tuổi ở vùng đất Sơn La, không thể không nói tới cà phê. Cây cà phê Arabica đặc thù ở vùng đất Sơn La có giai đoạn giá trên 10.000 đồng/kg, đem lại thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/ha/năm, một con số đầy mơ ước của đồng bào miền núi...

Lên Sơn La bây giờ, dọc QL6 trườn qua dải cao nguyên Nà Sản của huyện Mai Sơn, cây cà phê Arabica lừng lẫy một thời như đang lùi dần vào hậu trường, để nhường lại “sân khấu” cho những đối tượng cây trồng mới, đó là cây ăn quả. Trên những đồi cà phê, ngô, mía, sắn trước đây, hàng loạt loại cây ăn quả như nhãn, xoài, cam, bưởi, táo, na... đang dần thế chỗ.

Hãy tưởng tượng tốc độ bứt phá của cây ăn quả ở Sơn La tại huyện Mai Sơn bằng những con số: Nếu như trước năm 2010, cây ăn quả gần như chỉ là những “kép phụ” không tên tuổi trong nhóm các loại cây trồng thì đến năm 2018, tổng diện tích cây ăn quả của huyện này đã lên tới khoảng 4.000ha, tốc độ tăng gần 1.300ha so với một năm trước đó. Trong đó, cây nhãn áp đảo về diện tích ở huyện này với gần 1.500ha (trồng mới gần 350ha trong năm 2017); cây xoài gần 1.200ha (trồng mới 311 ha trong năm 2017); cây có múi 330 ha (trồng mới 122ha)... Ở Sơn La, nếu như Sông Mã nổi lên với vùng nhãn được ghép cải tạo lên tới trên 4.000ha, thì Mai Sơn cũng đang trở thành vựa cây ăn quả, nhất là cây nhãn đa số được trồng mới những năm gần đây với mức độ tập trung, thâm canh có tính hàng hóa cao nhất tỉnh.

Hai năm trước, chúng tôi từng có bài viết về hộ ông Nguyễn Văn Phòng ở xã Chiềng Mung (huyện Mai Sơn), người được mệnh danh là “vua nhãn” ở Sơn La lúc ấy với diện tích nhãn cho thu hoạch khoảng 7ha, mỗi năm cho thu nhập bình quân 2 tỉ đồng. Thăm lại “vua nhãn”, anh cưỡi xe máy chở một vòng quanh khu đồi nhãn 4 năm tuổi trĩu trịt quả, trải bát ngát gần 1km ở khu Nà Sản (xã Chiềng Mung). Anh cười tươi như ngô rang khoe, tổng diện tích nhãn cho thu hoạch của anh bây giờ đã là gần 35ha, tăng gấp 5 lần so với hai năm trước, phần lớn do anh thuê thầu lại đất trồng ngô của bà con trước đây.

Những gốc nhãn được anh Phòng ghép mắt trên gốc nhãn thực sinh bằng nguồn mắt ghép đã được Sở NN-PTNT công nhận vườn giống gốc, mặc dù mới trồng năm thứ tư đã cho quả từ 80 - 100 kg/gốc. Năm nay, nhãn Sơn La được mùa to. Tổng sản lượng nhãn của riêng hộ gia đình anh ước lên tới 250 tấn. HTX Nhãn chín muộn Mai Sơn do anh Phòng làm giám đốc gồm 12 hộ tham gia, vụ thu hoạch năm nay sản lượng nhãn ước tính lên tới khoảng 500 tấn. Riêng hộ anh Phòng, tổng số 35ha nhãn đã SX theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó 22ha đã được Cục BVTV cấp mã số vùng trồng, sẵn sàng cung cấp nguồn hàng chất lượng cao cho các DN xuất khẩu. Năm nay, nhãn phía Bắc được mùa chung, nên giá nhãn tại Sơn La chỉ trung bình chỉ khoảng 8 - 9 nghìn đồng/kg, tuy nhiên các diện tích nhãn SX theo VietGAP như hộ anh Phòng vẫn được các hệ thống siêu thị lớn tại Hà Nội đặt mua trọn gói với giá bình quân cả vụ từ 12 - 15 nghìn đồng/kg.

18-17-56_2
Những vườn nhãn ghép cải tạo ở Sơn La cho quả to, lên tới 20 quả/kg

Nói về tương lai của cây nhãn ở Sơn La, “vua nhãn” tự tin phân tích: Đầu tư cho cây ăn quả vẫn bền vững và chắc ăn hơn cả. Trồng nhãn chỉ cần giá trên 3.000 đồng/kg là đã có lãi, trung bình 5.000 đồng/kg thôi đã là quá tốt. Thực tiễn đã cho thấy, cây nhãn ở vùng đất Sơn La với nền đất đỏ bazan tại các huyện như Mai Sơn, Sông Mã cho năng suất rất cao, mẫu mã quả nhãn vàng, sáng. Đây là lợi thế thậm chí còn hơn cả vùng nhãn truyền thống Hưng Yên, bởi chất đất phù sa ở Hưng Yên và các tỉnh đồng bằng mặc dù cho chất lượng quả nhãn thơm hơn, nhưng mẫu mã lại tối màu hơn. Mặc dù vậy, trong bối cảnh diện tích nhãn trên toàn tỉnh Sơn La đang tăng chóng mặt (hiện đã lên tới 12.000ha toàn tỉnh), phương án đa dạng về giống, rải vụ và chế biến, bảo quản sâu cũng đang được HTX Nhãn chín muộn Mai Sơn tính đến. Anh Phòng không ngần ngại tiết lộ, đã chọn tạo thành công và trồng mới khoảng 10ha một giống nhãn chín muộn mới. Đây là giống có vỏ dày và có gai, độ đường rất cao, rất thích hợp để XK do bảo quản được rất dài, ít bị vỡ khi bảo quản và hiện đã được một số DN xuất khẩu đặt hàng ngay từ đầu vụ với giá lên tới 35.000 đồng/kg.

“Về lâu dài, phải đầu tư chế biến và bảo quản sâu là xu hướng tất yếu. Hiện chúng tôi cũng đã đầu tư một dây chuyền sấy long nhãn bằng công nghệ hơi nóng để tận dụng chế biến long nhãn đối với nhãn rụng trong quá trình thu hoạch hoặc phòng khi giá quá rẻ thì chuyển qua sấy long nhãn. Bên cạnh đó, HTX cũng đã đầu tư xây dựng một kho lạnh 500 m3 để bảo quản lạnh, kéo dài thêm thời vụ tiêu thụ nếu giá nhãn chính vụ xuống quá thấp”, anh Phòng cho biết.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm