| Hotline: 0983.970.780

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Thứ Sáu 26/04/2024 , 18:02 (GMT+7)

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Đại hội Đồng cổ đông thường niên của Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN chiều 26/4. Ảnh: PT.

Đại hội Đồng cổ đông thường niên của Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN chiều 26/4. Ảnh: PT.

Kỳ vọng tăng trưởng mạnh nhất mảng thực phẩm

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN diễn ra chiều 26/4, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn PAN cho biết, định hướng chiến lược của Tập đoàn trong giai đoạn 2020 – 2025 là tập trung phát triển năng lực sản xuất lõi tại từng mảng kinh doanh trên nền tảng sẵn có, đồng thời tận dụng cơ hội tốt trên thị trường để tận dụng cơ hội trong bối cảnh tương lai.

Báo cáo của Ban Điều hành về hoạt động tổ chức kinh doanh, bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN cho biết, năm 2023, doanh thu thuần hợp nhất của Tập đoàn đạt 13.205 tỷ đồng, giảm nhẹ 3,3% so với năm 2022.

Nguyên nhân doanh thu giảm nhẹ này chủ yếu do lĩnh vực thủy sản và thực phẩm đóng gói bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường, lần lượt giảm 11% và 8%. Tuy nhiên, sự suy giảm này đã được cân bằng bởi sự tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp ở mức 9%. Đặc biệt là từ mảng kinh doanh nông dược, giống và gạo đóng gói do có nhiều thuận lợi về giá cả và nhu cầu thị trường tăng cao.

Mặc dù ghi nhận sự giảm nhẹ trong doanh thu và lợi nhuận gộp, nhưng Tập đoàn PAN đã có những cải thiện đáng kể trong lợi nhuận sau thuế với mức tăng 3,1%. Hiệu quả kinh doanh của công ty mẹ đã có tăng trưởng vượt bậc đóng góp lớn vào lợi nhuận khi lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ tăng 9% lên 408 tỷ đồng vượt kế hoạch đặt ra.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn PAN: Tập đoàn sẽ tập trung phát triển năng lực sản xuất lõi tại từng mảng kinh doanh. Ảnh: PT.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn PAN: Tập đoàn sẽ tập trung phát triển năng lực sản xuất lõi tại từng mảng kinh doanh. Ảnh: PT.

Cũng theo bà Trà My, trước bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, năm 2024, PAN đặt mục tiêu ở mức thận trọng. Cụ thể, Đại hội đồng cổ đông 2024 thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần 14.780 tỷ đồng, lãi sau thuế 882 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 12% và 8% so với năm 2023. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 447 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. 

Kế hoạch đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu lớn nhất đối với mảng thực phẩm với kỳ vọng tăng 17%, dựa trên sự hồi phục của thị trường và tín hiệu tích cực từ các sản phẩm mới, ở thị trường xuất khẩu.

Mảng nông nghiệp được kỳ vọng tăng trưởng 16% với động lực chủ yếu từ mảng gạo thương hiệu và nông dược. Mảng thủy sản đặt kế hoạch tăng nhẹ 5% so với năm ngoái do thị trường vẫn chưa thật sự tích cực, giá bán vẫn ở mức thấp.

Cũng tại Đại hội cổ đông, Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN đã thông tin kết quả kinh doanh quý I/2024 với những con số khả quan. Doanh thu thuần quý I đạt 3.462 tỷ đồng, tăng 36,8% so với cùng kỳ, nhờ tất cả mảng kinh doanh của Tập đoàn đều tăng trưởng 30 - 45%. Trong đó, doanh thu xuất khẩu tôm chiếm tỷ trọng 42%, tăng 45% so với quý I/2023 và mảng nông dược chiếm tỷ trọng 28%, tăng trưởng 40%. 

Lợi nhuận sau thuế đạt 169 tỷ, tăng 58%. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 84 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với quý I/2023. 

Bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN phát biểu tại Đại hội. Ảnh: PT.

Bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN phát biểu tại Đại hội. Ảnh: PT.

Chủ động với những giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại của các cổ đông về giá lương thực tăng và biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, bà Trần Kim Liên, Chủ tịch HĐQT Vinaseed, thành viên công ty tập đoàn PAN cho rằng, đây là nguy cơ lớn đối với toàn ngành nông nghiệp, Tập đoàn sẽ lựa chọn các giải pháp “sống thuận thiên” để thích ứng với những biến đổi này.

“Chúng tôi đã chủ động và nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Cùng với bộ giống lúa tôm, PAN đang có những bộ giống chịu hạn, chịu mặn. Biến đổi khí hậu không chỉ nhìn là thách thức, PAN cũng nhìn đây là cơ hội để doanh nghiệp thích ứng và phát triển”, bà Liên nhìn nhận.

Doanh thu xuất khẩu tôm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kết quả kinh doanh quý I/2024. Ảnh: PT.

Doanh thu xuất khẩu tôm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kết quả kinh doanh quý I/2024. Ảnh: PT.

Hơn thế nữa, không chỉ ở bộ giống, bà Liên cũng cho biết, trong năm 2024, PAN sẽ kinh doanh bộ giải pháp phát triển bền vững và triển khai rộng rãi trong chuỗi sản xuất, cung ứng. Từ năm 2025, các bước chuẩn bị sẽ được hiện thực hóa. Đây là sự chuẩn bị của PAN trước những biến động không thể lường trước.

“Đặc biệt, Chính phủ, Bộ NN-PTNT đang có những chính sách vĩ mô ưu đãi lớn cho sản xuất nông nghiệp. Mới đây, Đề án sản xuất bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hút được nguồn vốn 600 tỷ USD cho các doanh nghiệp trong chuỗi. Nắm bắt cơ hội này, PAN đang có những bước chuẩn bị để khai thác các cơ hội này”, bà Liên cho biết thêm.

Cùng tầm nhìn này, một thành viên khác của Tập đoàn PAN - ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta chia sẻ, trước tình hình xâm nhập mặn, hạn hán, công ty xác định trong nguy có cơ và nắm bắt cơ hội mở rộng diện tích nuôi tôm.

Kết quả kinh doanh của Sao Ta đã chứng minh điều này khi công ty thu được 5.000 tấn tôm, mang lại khoảng 50 tỷ đồng. Điều ấy cho thấy, Sao Ta với tư cách là thành viên Tập đoàn PAN hoàn toàn có giải pháp thích nghi và tận dụng từ thuận thiên để đạt hiệu quả kinh doanh tốt.

PAN sẽ đẩy mạnh kinh doanh bộ giải pháp phát triển bền vững và triển khai rộng rãi trong chuỗi sản xuất. Ảnh: PT.

PAN sẽ đẩy mạnh kinh doanh bộ giải pháp phát triển bền vững và triển khai rộng rãi trong chuỗi sản xuất. Ảnh: PT.

Trả cổ tức ở mức 5%

Năm 2023, Tập đoàn PAN có khoảng gần 1.000 tỷ trái phiếu đến hạn. Tuy là một năm nhiều khó khăn nhưng toàn bộ số trái phiếu đã được thanh toán đúng hạn, không cần sử dụng nguồn nợ vay bên ngoài. 

Với tình hình lợi nhuận khả quan của 2023, Tập đoàn PAN dự định sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt, ở mức 5% mệnh giá và sẽ nỗ lực duy trì tối thiểu mức này trong các năm tiếp theo, đảm bảo quyền lợi của cổ đông. Mục tiêu của PAN là sẽ duy trì chính sách cổ tức tiền mặt và tăng dần tỷ lệ qua từng năm.

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất