Readiness Award (Giải thưởng Sản phẩm sẵn sàng cho thị trường), một trong 10 đội được giải thưởng tại Agri-food Tech World Championship 2024 (Giải vô địch Thế giới về công nghệ Nông nghiệp - Thực phẩm) vừa diễn ra tại Singapore. Là doanh nghiệp Việt duy nhất lọt vào vòng bán kết và nhận giải thưởng danh giá sau khi vượt qua các đối thủ để từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, Enfarm đã chứng minh khả năng của các kỹ sư Việt Nam trong việc phát triển công nghệ có sự đột phá và tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Enfarm đã giải một trong những bài toán lớn nhất của nông nghiệp thế giới: 60% phân bón không được cây trồng hấp thụ, gây lãng phí hàng tỷ USD mỗi năm, gây thoái hóa đất và góp phần tạo ra lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.
Bằng việc kết hợp dữ liệu từ cảm biến trong đất và dữ liệu từ ứng dụng trên điện thoại thông minh, Enfarm đã dùng machine learning (học máy) để nâng cao độ chính xác của các cảm biến có chi phí thấp và đưa ra khuyến cáo cho nông dân. Đột phá này giúp Enfarm trở thành một trợ lý ảo hoàn hảo trong nông nghiệp, giúp tăng năng suất cây trồng với ít hơn lượng phân bón.
Thử nghiệm tại các vườn cà phê tại tỉnh Đắk Lắk đã cho thấy công nghệ Enfarm có thể tăng tới 30% năng suất trong khi sử dụng phân bón ít hơn 30% so với cách thông thường mà nông dân đang áp dụng. Công nghệ Enfarm là giải pháp nông nghiệp thông minh chính xác với chi phí thấp và thân thiện người dùng, có thể ứng dụng rộng trong sản xuất cà phê ở Việt Nam, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, giảm phát thải, bảo vệ môi trường, là những mục tiêu cốt lõi trong chiến lược phát triển ngành cà phê Việt Nam bền vững.
Phát triển bởi tiến sĩ Hồ Long Phi, là cựu thành viên Hội đồng tư vấn quốc gia về biến đổi khí hậu, Enfarm là một giải pháp tiềm năng để giúp chuyển đổi nền nông nghiệp thế giới theo hướng phát thải thấp nhưng vẫn gia tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu lương thực tăng tới 70% vào năm 2050 như dự báo của Tổ chức Nông lương thế giới FAO.
Ra mắt trên thị trường từ giữa năm 2024, Enfarm không chỉ được người nông dân ở 14 tỉnh thành đón nhận, nhất là những nông dân trồng cà phê và sầu riêng, mà còn liên tục ghi danh tại các giải thưởng uy tín trong nước. Điển hình là vị trí Á quân cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia Techfest Việt Nam 2024, Top 5 sản phẩm ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo xuất sắc của Bộ Khoa học và Công nghệ, Top 10 startup có tác động xã hội và môi trường tại Đông Nam Á, và Top 15 giải pháp đổi mới sáng tạo xuất sắc tiêu biểu 2024 của Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Những danh hiệu này đã khẳng định sự đột phá về công nghệ và triển vọng phát triển của Enfarm trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
“Biến đổi khí hậu đã khiến cho phương pháp canh tác truyền thống dễ thất bại, tỷ lệ đậu trái thấp ở miền Tây và sượng trái cao ở Tây Nguyên với cây sầu riêng là một ví dụ điển hình. Đây chính là cơ hội của Enfarm để sát cánh cùng những người nông dân một nắng hai sương trong sứ mệnh giúp nông dân làm giàu và ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Với lượng dữ liệu lớn và độc nhất về đất, phân bón và cây trồng mà chúng tôi đang thu thập, chúng ta đã hướng đến những đột phá mới trong năm 2025 để thay đổi hoàn toàn cách chúng ta làm nông nghiệp”, ông Nguyễn Đỗ Dũng, đồng sáng lập và CEO Enfarm cho biết.
Việc áp dụng công nghệ phù hợp trong nông nghiệp có thể giúp tiết kiệm chi phí sản xuất ở quy mô lớn. Giải pháp của Enfarm cung cấp dữ liệu đất đai theo thời gian thực, giúp nông dân tối ưu hóa việc sử dụng phân bón và giảm thiểu lãng phí trong sản xuất. Điều đó giúp tăng năng suất trồng, bền vững hoá quy trình sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ nông dân giảm chi phí và cải thiện sinh kế. Công nghệ này có tiềm năng tạo ra tác động lâu dài đến ngành nông nghiệp tại Việt Nam và trong khu vực.
Vững vàng với nguồn đầu tư và công nghệ đột phá, Enfarm đang hướng tới mở rộng thị trường sang các nước ASEAN trong thời thời gian tới nhằm chớp thời cơ của ngành trồng trọt khi mà giá nông sản liên tục tăng, thách thức biến đổi khí hậu khiến việc canh tác theo kinh nghiệm không còn phù hợp và chính sách ưu tiên cho an ninh lương thực của các quốc gia trong vùng.