| Hotline: 0983.970.780

Sửa Luật Thủ đô: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn để Hà Nội phát triển

Thứ Sáu 10/11/2023 , 14:13 (GMT+7)

Ngày 10/11, Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi chính thức được trình Quốc hội khóa XV, tại Kỳ họp thứ 6.

Chiều 10/11, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày tờ trình của Chính phủ về việc sửa đổi Luật Thủ đô 2012 sau 10 năm triển khai trong thực tế.

Một trong những nội dung đáng chú ý của Dự thảo Luật Thủ đô tới đây là trao quyền cho Hà Nội được quyết định một số vấn đề về tổ chức bộ máy, biên chế và công tác cán bộ. 

Trao đổi với phóng viên, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng đã đến lúc sửa luật để tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ chế, chính sách cho Hà Nội phát triển xứng với tiềm lực, vị thế vốn có.

Bộ máy chính quyền cơ sở bị quá tải

Quá trình đô thị hóa nhanh khiến nhiều xã, phường, thị trấn tại Hà Nội gia tăng dân số, không chỉ gây sức ép lên cơ sở hạ tầng mà còn khiến bộ máy chính quyền cơ sở chịu áp lực, dẫn đến quá tải.

Một trong những nội dung đáng chú ý của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là trao quyền cho Hà Nội được quyết định một số vấn đề về tổ chức bộ máy.

Một trong những nội dung đáng chú ý của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là trao quyền cho Hà Nội được quyết định một số vấn đề về tổ chức bộ máy.

Đơn cử, là phường có số lượng dân cư lớn nhất Hà Nội, công chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) phải kiêm nhiệm nhiều việc. Hơn 10 năm qua, khi những tòa chung cư với hàng vạn dân về ở khiến dân số của phường đã tăng gấp 6 lần, tương đương bằng một quận, nhưng đội ngũ cán bộ vẫn không thay đổi, dẫn đến “quá tải” công việc. Trung bình một ngày, bộ phận “một cửa” tiếp nhận trên 100 lượt người dân. Thời gian làm việc trung bình một ngày của công chức phường khoảng 10 tiếng.

Vấn đề đặt ra từ việc nhân dân đến định cư sinh sống lớn là gánh nặng và trách nhiệm lớn với chính quyền trong việc giải quyết thủ tục hành chính là nhu cầu của người dân. Khối lượng công việc lớn trong khi số lượng cán bộ công chức không tăng, còn đang thiếu, và nhiều người không phải làm một thủ tục mà có thể làm nhiều thủ tục nên chiếm nhiều thời gian và khối lượng công việc rất nặng nề.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang đưa ra 2 phương án. Phương án thứ nhất, về quy định tổng số biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, Hà Nội được giao tăng thêm tối đa 10% căn cứ vào khung danh mục vị trí việc làm do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Phương án thứ 2, HĐND TP Hà Nội được quyết định biên chế công chức, viên chức căn cứ vào khung danh mục vị trí việc làm đã được cơ quan có thẩm quyền quy định, phù hợp với quy mô dân số, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng cân đối ngân sách của Hà Nội.

Với vị thế, vai trò của Thủ đô, các chuyên gia đề xuất cần thiết tăng thẩm quyền cho Hà Nội chủ động quyết định cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế và bảo đảm cơ sở pháp lý khi quy định này đang được triển khai tại Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.

Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho Hà Nội

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cũng khẳng định, việc Quốc hội xem xét dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) tại kỳ họp này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô cũng như cả nước. Bởi vì Hà Nội cũng giống như TP.HCM là hai đô thị đặc biệt của quốc gia, quyết định 45% tổng thu ngân sách của của cả nước.

Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh Trần Hoàng Ngân.

Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh Trần Hoàng Ngân.

“Quan trọng hơn, Hà Nội và TP.HCM là bộ mặt của quốc gia, là cửa ngõ giao lưu và hội nhập quốc tế, nhất là Thủ đô Hà Nội. Cho nên, chúng ta cần thể chế thuận lợi nhất, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Hà Nội. Nhân dân cả nước luôn tin yêu, kỳ vọng Hà Nội về một Thủ đô đi đầu”, ĐB Trần Hoàng Ngân bày tỏ.

Theo ĐB, trong thực tế đã có những bất cập, vướng mắc nảy sinh mà Luật Thủ đô 2012 không giải quyết được. Do vậy cần thiết phải phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho Hà Nội phát triển. Dẫn thực tế triển khai Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sác, đặc thù phát triển TP.HCM, ĐB Ngân nhấn mạnh có nhiều nội dung mà một đô thị đặc biệt cần phải được áp dụng.

“Những nội dung này đã được cập nhật vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) như phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), phân cấp trong điều chỉnh quy hoạch, tổ chức bộ máy… Do đó, tôi tin chắc rằng dự thảo Luật được đưa ra trình tại Kỳ họp sẽ được các ĐBQH ủng hộ, tán thành”, ĐB nói.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Thủy lợi - nền tảng vững chắc cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Đồng Tháp Các hệ thống thủy lợi nội đồng giúp kiểm soát nguồn nước hiệu quả hơn, nhờ đó nông dân có thể canh tác 3 vụ lúa/năm với năng suất tăng 15% so với trước đây.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.