| Hotline: 0983.970.780

Syngenta với những căn nhà, công trình ý nghĩa đầu xuân

Thứ Sáu 26/01/2024 , 09:00 (GMT+7)

Giáp Tết, những hộ nghèo tại xã vùng đặc biệt khó khăn Ya Ma, huyện vùng sâu Kông Chro (Gia Lai) đã nhận được những căn nhà mới từ sự giúp đỡ của Syngenta Việt Nam.

“Mái ấm Syngenta”

Tiếp nối hành trình trao tặng mái ấm yêu thương cho các hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn được khởi xướng và duy trì đều đặn suốt 14 năm qua, từ ngày 10-28/1/2024, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tiếp tục trao tặng 16 căn nhà cho 16 hộ nông dân nghèo tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Bắc Giang, Nghệ An, Tây Ninh, Gia Lai, Đắk Nông…

Syngenta tặng nhà cho hộ đồng bào Bah Nar. Ảnh: Đăng Lâm.

Syngenta tặng nhà cho hộ đồng bào Bah Nar. Ảnh: Đăng Lâm.

Cũng trong dịp này, Syngenta trao tặng 12 khu nhà vệ sinh đạt chuẩn cho các trường tiểu học trên địa bàn các địa phương nêu trên để các trường có cơ sở vật chất sạch đẹp, đảm bảo sức khỏe học sinh, góp phần tạo nên môi trường an toàn, lành mạnh để các em học tập, rèn luyện và phát triển toàn diện.

Cùng với những công trình đầy ý nghĩa đó, gần 500 chiếc áo khoác, 300 phần quà (ba lô, sách, vở…) và gần 300 phần quà Tết sẽ được dành tặng bà con nông dân và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp người lớn và trẻ nhỏ ấm lòng hơn khi Tết đến, Xuân về.

Tại xã Ya Ma thuộc huyện vùng sâu Kông Chro của tỉnh Gia Lai, 2 căn nhà được cắt băng khánh thành, trao tặng cho 2 hộ người Bah Nar thuộc diện khó khăn. Được biết, mỗi căn nhà được Syngenta Việt Nam hỗ trợ 50 triệu đồng, người dân đóng góp công lao động.

Chị H’nơch (làng Tnung - Măng, xã Ya Ma) không nén được xúc động khi được nhận căn nhà mới này. Chị nói: “Căn nhà của mình đã cũ quá rồi, nay được nhận nhà mới, gia đình mình rất vui. Không chỉ được tặng nhà, gia đình mình còn được tặng cái tivi rất to, tết này vừa có nhà mới để ở, vừa có tivi để xem. Mình cảm ơn nhiều lắm!”.

Truyền thống của Syngenta

Hưởng ứng chủ trương chung tay ủng hộ người nghèo về nhà ở, ngay từ năm 2010, Syngenta đã khởi xướng chương trình trao tặng những căn nhà khang trang, vững chãi cho bà con nông dân nghèo trên cả nước. Đây là món quà Tết có ý nghĩa đối với các nông hộ có hoàn cảnh khó khăn, luôn ao ước có một căn nhà kiên cố để an cư, lạc nghiệp.

Việc làm thiết thực này cũng minh chứng cho sứ mệnh sẻ chia với cộng đồng mà Syngenta luôn thực hiện song hành cùng hoạt động kinh doanh trong hơn 30 năm có mặt tại Việt Nam.

Là công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, không chỉ mang những giải pháp và công nghệ tiên tiến về nông dược và hạt giống đến với bà con nông dân, trong nhiều năm qua, Syngenta Việt Nam luôn đồng hành cùng chính quyền các địa phương giúp những hoàn cảnh kém may mắn ở nông thôn vươn lên trong cuộc sống.

Các hoạt động cộng đồng ý nghĩa được Syngenta thực hiện đều đặn và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể cán bộ, công nhân viên công ty như Chương trình thiện nguyện “Cùng Syngenta chia sẻ yêu thương”, trao tặng những chiếc áo ấm, những chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học, tặng máy lọc nước cho các trường tiểu học, tặng quà Tết đầu năm mới… trong đó chương trình “Mái ấm Syngenta” được đánh giá cao và là hoạt động trọng điểm trong chuỗi dự án vì cộng đồng năm 2023.

Ông Trần Thanh Vũ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Syngenta Việt Nam chia sẻ về hoạt động hỗ trợ những gia đình nghèo tại xã Ya Ma. Ảnh: Đăng Lâm.

Ông Trần Thanh Vũ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Syngenta Việt Nam chia sẻ về hoạt động hỗ trợ những gia đình nghèo tại xã Ya Ma. Ảnh: Đăng Lâm.

Trong năm 2023, "Mái ấm Syngenta" đã đến với bà con khắp trên cả nước, từ miền núi phía Bắc tới miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ. Syngenta đã phối hợp với chính quyền địa phương chọn ra các hộ nông dân phù hợp với tiêu chí của chương trình như: Hộ nông dân thuộc diện nghèo theo danh sách của địa phương, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có ý chí nghị lực và quyết tâm để vươn lên thoát nghèo… để dành tặng những mái ấm đúng nghĩa.

16 căn nhà với tổng trị giá gần 1 tỷ  đồng được trao tặng tại Hà Giang, Sơn La, Bắc Giang, Nghệ An, Tây Ninh, Gia Lai, Đắk Nông trong năm 2023 đã hiện thực hóa mơ ước của những nông dân nghèo tại các địa phương này, nâng tổng số mái ấm mà Syngenta đã dành tặng các nông hộ hơn 40 tỉnh, thành trên toàn quốc các năm qua lên con số 160.

Ngoài ra, các cán bộ, chuyên gia của Syngenta còn truyền đạt kiến thức nông học và tiến bộ công nghệ, nhằm giúp các hộ nông dân nâng cao năng suất và cải thiện mức thu nhập, từng bước thoát nghèo và bền vững.

Tấm lòng dành cho những hoàn cảnh kém may mắn

Kết hợp với chương trình “Mái ấm Syngenta”, để các em học sinh có đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất sinh hoạt và học tập, Syngenta cũng trao tặng 12 khu vệ sinh đạt chuẩn cho các trường tiểu học trên cùng địa bàn, nhờ đó, nhà vệ sinh không còn là nỗi ám ảnh đối với học sinh, tạo tâm lý tích cực và đảm bảo sức khỏe cho các em.

Không chỉ vậy, Syngenta còn duy trì và phát triển đa dạng các hoạt động khác để hỗ trợ cộng đồng. Mới đây, trong những ngày cuối năm 2023, Syngenta đã tổ chức chương trình trao tặng 5 cây cầu bắc qua kênh trị giá gần 1 tỷ đồng cho người dân các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang.

Những cây cầu bê tông cốt thép chắc chắn và an toàn đã thay thế những chiếc cầu tạm, cầu gỗ và các cây cầu cũ kỹ, xuống cấp. Những cây cầu ấy không chỉ đảm bảo nhiệm vụ kết nối giao thương thuận lợi, rút ngắn khoảng cách di chuyển, mà còn giúp học sinh và người dân đi lại dễ dàng, tạo diện mạo mới cho vùng nông thôn tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Syngenta trao tặng quà cho các em học sinh vùng khó. Ảnh: Đăng Lâm.

Syngenta trao tặng quà cho các em học sinh vùng khó. Ảnh: Đăng Lâm.

Tại Syngenta, mỗi nhân viên đều ý thức rõ ràng sự đóng góp của mình có ý nghĩa như thế nào với đời sống của nông dân và sự phát triển của cộng đồng địa phương. Ý thức trách nhiệm vì cộng đồng chung đã được Syngenta lan tỏa đến từng cá nhân, kết nối những trái tim có cùng chung nhịp đập yêu thương bằng những hành động thiết thực nhất. Trong năm 2023, tập thể Syngenta đã chung tay đóng góp một phần lương của mình để gửi tặng 500 chiếc áo khoác và 600 phần quà cho nông dân và học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Trần Thanh Vũ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Syngenta Việt Nam cho biết: “Trong chặng đường hơn 30 năm hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi luôn nỗ lực đem lại những thay đổi tích cực cho người dân, đặc biệt là các nông hộ nghèo, ở các vùng miền trên cả nước.

Với việc dành tặng thêm 16 mái ấm và những phần quà ý nghĩa dịp cận Tết, Syngenta mong muốn bà con sẽ đón Tết đủ đầy, ấm áp trong căn nhà mới, thắp lên niềm hy vọng khi mùa Xuân mới đang về. Trong thời gian tới, công ty sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa để cùng cộng đồng lan tỏa yêu thương, thắp sáng tương lai cho trẻ em và nông dân Việt Nam”.

Ông Lê Hồng Tân, Chủ tịch UBND xã Ya Ma: “Ya Ma là xã đặc biệt khó khăn của huyện Kông Chro. Toàn xã có 4512 hộ với 2.442 nhân khẩu, trong đó hộ nghèo và hộ cận nghèo chiếm 70,51%. Thời gian qua, Đảng ủy và chính quyền xã đã có nhiều giải pháp giúp người dân chủ động vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quân nên tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Những món quà từ Công ty TNHH Syngenta Việt Nam có ý nghĩa rất lớn, góp phần giúp nhân dân trên địa bàn xã ổn định cuộc sống, giúp bà con có Tết no đủ hơn”.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm