| Hotline: 0983.970.780

Tại sao TP.HCM ngưng dịch vụ karaoke, massage, quán bar?

Thứ Năm 18/11/2021 , 19:34 (GMT+7)

Tại TPHCM, số ca mắc Covid-19 nặng đang thở máy vẫn ở mức cao, số ca nhập viện những ngày gần đây luôn luôn cao hơn số ca xuất viện, số ca tử vong cao...

Ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM chủ trì buổi họp báo. 

Ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM chủ trì buổi họp báo. 

Tại cuộc họp báo chiều 18/11, lý giải về nguyên nhân TP.HCM tạm ngưng hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, massage, spa, quán bar, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM cho biết: "Tất cả những chính sách mà Thành phố đưa ra đều nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân. Tuy nhiên, chúng ta làm việc và sống trong thời điểm dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Thành phố chỉ mở cửa theo tiêu chí an toàn, an toàn tới đâu mở cửa tới đó.

Theo Nghị quyết 3900, Thành phố đã tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, tuy nhiên căn cứ vào tình hình diễn biến phức tạp tiềm ẩn, nên UBND TP quyết định tạm dừng các hoạt động này", ông Hải lý giải.

Theo ông Hải, số ca mắc mới mỗi ngày vẫn còn cao, từ 1.000-1.400 ca mắc; số bệnh nhân nặng đang thở máy vẫn ở mức cao và đang ngày càng cao. Số ca nhập viện những ngày gần đây luôn luôn cao hơn số ca xuất viện. Số ca tử vong chưa giảm, thậm chí có tăng.

Ông Hải dẫn chứng, ngày 14/11 là 258 ca thở máy, 15/11 có 274 ca thở máy, 16/11 có 284 ca thở máy, 17/11 lên 302 ca thở máy. "Chính những số liệu đó thực sự cho chúng ta thấy rất đáng lo ngại. Nhìn vào thực tế, vẫn còn một số người không thực nghiêm nguyên tắc 5K như tập trung đông người, việc khử trùng tại nhiều đơn vị vẫn chưa tốt…", ông Hải nói.

Ông Hải mong người dân, doanh nghiệp chia sẻ, đồng cảm và đồng thuận cùng Thành phố. Thành phố đặt mục tiêu sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết và trước hết, đồng thời bảo vệ thành quả chống dịch của Thành phố trong thời gian qua.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM.

Cũng tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho hay, hiện nay với mục tiêu chung của Thành phố là phải duy trì, bảo vệ được thành quả chống dịch Covid-19 trong thời gian qua. Đồng thời, phải kéo giảm được các ca nhập viện, ca tử vong và củng cố lại hệ thống y tế.

Trên tinh thần đó, bà Mai cho biết, Sở Y tế TP.HCM cùng với các sở ngành đã bàn ra các giải pháp và xây dựng từng kịch bản cụ thể. "Sở Y tế đã trình cho thường trực UBND TP, lãnh đạo TP với phương án của mình và đang xin ý kiến", bà Mai thông tin.

Về lực lượng nhân sự ngành y tế, bà Mai cho biết, hiện nay TP có trên 9.100 bác sĩ và trên 19.600 điều dưỡng. "Những đối tượng này đã được cọ xát rất tốt trong thời gian chống dịch Covid-19 đợt 4, họ đã nhuần nhuyễn để có thể xử lý được mọi tình huống. Bên cạnh đó, với số giường bệnh, số giường Oxy và giường ICU thì khả năng đáp ứng có thể chấp nhận được khi chúng ta tiếp nhận cùng một lúc phải điều trị trên 120.000 F0 tại cùng thời điểm", bà Mai nhận định.

Hiện Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng 7 kịch bản cho từng số liệu F0 từng bước một để có thể đáp ứng được với từng tình huống dịch bệnh xảy ra.

Liên quan đến việc người dân phản ánh đăng ký túi thuốc C cho F0 nhưng một số trạm y tế thông báo hết thuốc, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho hay, túi thuốc C là thuốc đang có nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, cần có một số điều kiện cụ thể dành cho đối tượng sử dụng.

Thứ nhất, F0 điều trị tại nhà có triệu chứng nhẹ thì được sử dụng; Thứ hai, người từ 18-65 tuổi được sử dụng nhưng không mắc các bệnh nền, không bị các bệnh lý về gan, thận, hoặc phụ nữ có thai, hoặc phụ nữ đang cho con bú. Còn phụ nữ đang dự kiến có con không được sử dụng. Do vậy, tiêu chuẩn đưa vào thử nghiệm rất khắt khe, chứ không phải F0 nào cũng được sử dụng.

Theo bà Mai, đến hôm nay, qua theo dõi việc cấp phát thuốc, nếu trước đây tồn kho khoảng 20.000 túi thì hiện nay chỉ còn tồn khoảng 2.000 túi, cho thấy các đơn vị trực thuộc sử dụng rất tốt.

Thời gian tới, Sở Y tế đã có báo cáo với Bộ Y tế xin cấp thêm 100.000 túi thuốc C cho Thành phố để dự trù, đảm bảo khi số ca F0 tăng Thành phố đảm bảo cho người dân không bị thiếu thuốc.

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao

PHÚ THỌ Diễn đàn phổ biến bộ giống chè chất lượng cao và yêu cầu của thị trường trọng điểm, hướng tới mục tiêu chuyển đổi 70% diện tích sang các giống chè mới vào năm 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.