| Hotline: 0983.970.780

Tầm nhìn mới cho hợp tác chiến lược nông nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc

Thứ Sáu 15/04/2022 , 15:40 (GMT+7)

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm việc với Phó Chủ tịch KOICA Jeong Hee Im về xây dựng tầm nhìn hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong ngành nông nghiệp.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (bên phải) tặng quà OCOP cho Phó Chủ tịch KOIKA Jeong Hee Im.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (bên phải) tặng quà OCOP cho Phó Chủ tịch KOIKA Jeong Hee Im.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Hàn Quốc đã đi vào chiều sâu, nâng tầm quan hệ lên mức đối tác chiến lược và đã có sự phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với hơn 9000 dự án đầu tư và tổng vốn đầu tư lũy kế đến nay đạt gần 72 tỉ USD. Về thương mại, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều trong năm 2021 đạt tới 80 tỉ USD.

Năm 2021 mặc dù ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt 2,9 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD; nhập khẩu đạt 630 triệu USD. Nông nghiệp vẫn là trụ đỡ cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh.

Để đạt được những thành công trên, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành, Việt Nam đã nhận được nhiều sự giúp đỡ thiết thực của các bạn bè quốc tế, trong đó có sự giúp đỡ và hỗ trợ hiệu quả từ phía nước bạn Hàn Quốc, trong đó có KOICA thông qua các chương trình, dự án tăng cường năng lực, chuyển giao công nghệ, đầu tư và trao đổi thương mại nông - lầm - thủy sản.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá, quan hệ ngoại giao, chính trị, kinh tế và ngoại giao nhân dân của hai nước rất tốt đẹp. Hiện nay có khoảng 150.000 người Hàn Quốc sống tại Việt Nam, và ngược lại cũng có 150.000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Hàn Quốc. Trên thực tế, hai nước có nhiều nét tương đồng về truyền thống, văn hóa đặc điểm con người, sự tinh tế. Do đó, khi gặp gỡ, làm việc cùng với người Việt Nam, người Hàn Quốc đều cảm thấy rất gần gũi.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm việc với Phó Chủ tịch KOICA.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm việc với Phó Chủ tịch KOICA.

Thay mặt Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cảm ơn KOICA về sự hợp tác, giúp đỡ trên nhiều phương diện trong thời gian qua. Đặc biệt, Bộ đã phối hợp cùng KOICA xây dựng tầm nhìn trung hạn, và dự kiến ký vào tháng 5.2022 nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc.

Phía Bộ NN-PTNT rất mong đợi và kỳ vọng tầm nhìn hợp tác chiến lược nông nghiệp trung và dài hạn Việt Nam - Hàn Quốc sớm được ký kết và triển khai để hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu đầy khát vọng về nông nghiệp sinh thái – nông thôn hiện đại – nông dân thông minh theo như định hướng của Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 20230 và tầm nhìn đến năm 2050 mà Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành.  

Thứ trưởng đề nghị KOICA tiếp tục quan tâm, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuỗi giá trị cho các mặt hàng nông sản chính theo từng vùng sinh thái. Hỗ trợ các chương trình dự án nhằm phát huy tiềm năng mỗi nước, các dự án hạ tầng nông nghiệp như thủy lợi, cảng cá, hỗ trợ tăng trưởng xanh và giảm phát thải trong nông nghiệp theo cam kết của Việt Nam trong Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26)..

Đặc biệt, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh mong muốn phía Hàn Quốc và KOICA tổ chức các chương trình nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thứ trưởng đề nghị, cùng với các chương trình, dự án truyền thống, tầm nhìn hợp tác chung, thì cần phát huy hơn nữa tiềm năng và lợi thế so sánh của mỗi bên, đa dạng hóa các loại hình hợp tác từ hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ đến các hình thức đầu tư mới như đối tác công tư, liên doanh liên kết, nâng chuỗi giá trị, tạo điều kiện, khuyến khích thu hút các doanh nghiệp Hàn Quốc tìm hiểu đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam.

Thứ trưởng khẳng định, Bộ Nông nghiệp cam kết phối hợp cùng KOICA điều phối, kết nối với các địa phương để xây dựng các dự án, tổ chức thực hiện dự án hiệu quả, đúng hạn, gắn với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam.

Chúc mừng sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là của ngành nông nghiệp, Phó Chủ tịch KOICA bà Jeong Hee Im hy vọng rằng, cùng với sự hợp tác tốt đẹp của hai bên trong 30 năm qua thì sự hợp tác mở rộng trong lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới sẽ ngày càng có sự khởi sắc và tốt đẹp hơn nữa.

Bà hy vọng hai bên sẽ chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ về chương trình hợp tác song phương về xây dựng tầm nhìn hợp tác chiến lược nông nghiệp trung và dài hạn vào tháng 5/2022, làm cơ sở để thúc đẩy triển khai nhanh chóng hợp tác nông nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, phục vụ cho lợi ích của người dân và doanh nghiệp 2 nước..

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm