Tản văn Tạ Duy Anh: Nhà ngang

Tạ Duy Anh - Thứ Ba, 23/08/2022 , 06:40 (GMT+7)

Bất kể gia đình nhà quê Bắc bộ nào, hễ có chút cơ hội, là nhất định sẽ dành sẵn chỗ, để bất cứ lúc nào cũng có thể cho mọc lên căn nhà ngang.

LTS: Nhà văn Tạ Duy Anh trở lại với bạn đọc NNVN qua những câu văn mộc mạc nhưng ý tứ sâu sắc, hóm hỉnh. Sự tài tình của nhà văn ở chỗ chỉ bằng có nghìn từ ông giúp chúng ta sống lại một thuở chưa xa. Xin kính mời bạn đọc.

Tạ Duy Anh

Nhà văn Tạ Duy Anh. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

Không phải gia đình nhà quê Bắc bộ nào xưa kia cũng có nhà ngang. Khi ăn còn chả đủ, một chỗ chui ra chui vào chưa thưng kín vách, nền đất vẫn mối đùn chuột rúc thì nhắc đến nhà ngang chẳng khác nào nói mỉa ngọt nhau.

Một gia đình cơ nghiệp chưa có, hoặc lưng vốn còn mỏng, chưa bị áp lực phải có thêm không gian, chắc chắn chưa cần phải có nhà ngang, Một gia đình mới ra ở riêng sau khi tách hẳn khỏi bố mẹ, cho dù đủ điều kiện kinh tế, cũng chưa nghĩ đến nhà ngang làm gì. Nhiều việc khác quan trọng, cấp thiết hơn phải làm trước. Vả lại, đời còn đủ dài để mà xây đắp, ước muốn.

Bài liên quan

Nhưng bất kể gia đình nào, hễ có chút cơ hội, là nhất định họ sẽ dành sẵn một chỗ, để bất cứ lúc nào cũng có thể cho mọc lên căn nhà ngang.

Nhà ngang là vật chứng cho một gia đình có bát ăn bát để, thuộc hạng phong lưu, cần phải có nơi chứa riêng những thứ được coi là của nả, tách hẳn ra với nơi ở chính.

Trong quan niệm về không gian có phần cảm tính của người nhà quê, chính diện là chiều dọc, cũng là chiều của nề nếp, quyền lực. Vì thế, gọi nhà ngang vì nó nằm vuông góc với nhà chính, ở phía mắt phải đưa ngang nhìn sang mỗi khi bước vào nhà chính hoặc mỗi khi từ nhà chính bước ra, có tính chất phụ, chứ không phải căn cứ theo chiều khổ đất hay phương hướng quy ước nào? Điều chắc chắn là nhà ngang luôn phải thấp, nhỏ hơn nhà chính, thường chỉ ba gian mà rất ít khi có thêm hai chái.

Nhà ngang, một khi xuất hiện, lập tức đảm nhiệm gần như mọi chức năng. Nó thay vai trò một cái kho khi là nơi chứa tất tật mọi thứ mà một gia đình làm nghề nông phải có như dụng cụ sản xuất, dụng cụ chế biến lương thực như cối xay lúa, cối xay bột, nồi lớn, chảo đại… Tất tật đều cất ở nhà ngang.

Rồi nào là cỏ dự trữ cho trâu bò, cám cho lợn, khoai sắn chưa dùng đến… cũng đều để tạm ở nhà ngang. Nhà nhiều thóc lúa thì một phần sẽ cất ở nhà ngang. Nó, căn nhà ngang, cũng chia bớt nhiệm vụ với cái bếp khi nhà có khách hoặc khi có đánh chén, cần phải nấu nướng nhiều thức ăn. Bình thường nhiều gia đình dùng ngay nhà ngang làm nơi ăn cơm, nhất là vào mùa đông tháng giá.

Ấm áp nhà xưa. Tranh của họa sỹ Trần Nguyên.

Ấm áp nhà xưa. Tranh của họa sỹ Trần Nguyên.

Thậm chí, lúc cần thiết nhà ngang còn có thể là nơi nhốt tạm thời gà vịt ngan ngỗng khi chúng còn nhỏ, trước khi đem ra chợ bán hoặc mỗi khi có dịch cần một nơi sạch sẽ để cách ly giữa con mắc bệnh và con chưa bị mắc bệnh. Nhà có chó đẻ thì một là ở bếp, hai là nhà ngang, không mấy khi được ở nhà chính.

Tuy thế nhà ngang dứt khoát không phải là cái kho, không phải là cái bếp phụ, càng không bao giờ là chuồng trại. Nó là một ngôi nhà thực sự, ngôi nhà dành cho việc ở, sinh hoạt của con người. Từ kết cấu không gian đến vị trí sinh thái trong cái tổng thế kiến trúc, trật tự của một gia đình đều toát lên cái chức phận to lớn ấy. Nhà ngang không bao giờ là nhà tạm (thêm, khác xa với tạm), vì thế nó thường là được chuẩn bị công phu về vật liệu để xây kiên cố, y như nhà chính, tất nhiên là luôn nhỏ hơn, thấp hơn.

Vì thế, nhà ngang thực chất là không gian mở rộng, nối dài của ngôi nhà chính.

Chỉ có một thứ không bao giờ được đặt ở nhà ngang, ấy là chiếc bàn thờ. Chính sự khác nhau này mà nhà ngang vĩnh viễn chỉ là ngôi nhà thêm nếm, đóng vai trò phụ trợ.

Tuy nhiên mọi thứ không cố định trong cái trật tự mang tính quy ước ấy: Có hai trường hợp xảy ra sẽ biến nhà ngang trở thành hoàn toàn là một ngôi nhà.

Thứ nhất: Khi người con trai trưởng lấy vợ mà chưa thể tách khỏi bố mẹ, hoặc trong thời gian chờ để thay vào vị trí của bố mẹ (trước khi hai cụ về giời), thì nhà ngang là nơi ở, sinh hoạt của đôi vợ chồng trẻ. Thời gian có thể kéo dài nhiều năm, hoặc nhiều chục năm nếu vẫn không có điều kiện tách hộ sang một không gian khác biệt lập.

Thứ hai, điều này ngày nay hầu như đã chấm dứt, ông gia trưởng muốn cưới thêm một bà vợ lẽ. Khi đó nhà ngang là nơi ở của người đến sau. Khi bà ta sinh con, đẻ cái thì chúng cũng ở luôn cùng mẹ, trừ một số trường hợp đứa con nào đó được gia trưởng đặc cách cho ở nhà chính. Dù với bất cứ lợi thế nào, thì việc phân chia lãnh địa vẫn không mấy khi thay đổi. Nhà chính của bà cả, thuộc loại “vợ cái con cột”, còn nhà ngang của bà vợ lẽ. Nó xác định dứt khoát vai vế chính-phụ trong đại gia đình.

Một gia đình nhà quê truyền thống xưa kia ở vùng Bắc bộ nhất định cứ phải có cái nhà ngang sau căn nhà chính, nếu muốn khép kín một không gian sinh tồn mơ ước, nơi mà tính biểu tượng luôn được đề cao hơn mọi giá trị thật.

Tạ Duy Anh
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ6

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?10

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.