2.000m2 đất tại Quảng Ninh
Ngày 8/1, TAND tỉnh Thái Bình tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án liên quan tới các ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân và các bị can liên quan. Phiên tòa buổi sáng xoay quanh nội dung liên quan đến dự án 36ha ở TP Hạ Long, Quảng Ninh.
Theo cáo trạng, ông Nguyễn Công Hoan (Giám đốc Công ty Hạ Long) qua sự giới thiệu của một số người đã gặp bị cáo Nguyễn Văn Vương (trước khi bị bắt là chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn phòng Chủ tịch nước) nhờ hỗ trợ để được tiếp tục thực hiện dự án Khu dân cư dịch vụ phía Bắc kênh làm mát nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh. Dự án này trước đó đã bị UBND tỉnh Quảng Ninh thu hồi vì chậm tiến độ.
Ông Vương đồng ý giúp và có ý định mua lại dự án này nhưng không được phía Công ty Hạ Long đồng ý. Ông Vương ra điều kiện sau khi xin được tiếp tục thực hiện dự án thì sẽ bỏ thêm tiền túi ra để làm và hưởng 40% cổ phần.
Ngoài ra, bị cáo Vương yêu cầu Công ty Hạ Long chuẩn bị 7 tỷ đồng và đưa trước 4 tỷ để bị cáo đi lại, quan hệ tác động. Số tiền này được ông Hoan chuyển cho ông Vương theo dạng viết giấy ghi nợ.
Nhận tiền xong, bị cáo Vương hướng dẫn phía Công ty Hạ Long làm đơn kiến nghị, đơn kêu cứu khẩn cấp gửi Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh và gửi ông Lưu Bình Nhưỡng.
Sau khi nhận đơn, bị cáo Vương đã đến gặp ông Nhưỡng nhờ can thiệp để UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện dự án.
Khi bị cáo Nhưỡng chuyển đơn của Công ty Hạ Long đến UBND tỉnh Quảng Ninh, bị cáo Vương yêu cầu Công ty Hạ Long phải trích 10% đất dự án 36ha cho mình. Ông Hoan nhất trí phương án này.
Quá trình nhờ can thiệp, bị cáo Vương nói sẽ cho bị cáo Nhưỡng 1 lô đất diện tích 491,05 m2 ở xã Vân Nội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội và 1.000m2 ở dự án 36ha tại TP Hạ Long. Ông Nhưỡng đã chuyển cho ông Vương căn cước công dân con gái để làm thủ tục đứng tên lô đất tại xã Vân Nội.
Thực hiện theo thỏa thuận, ngày 18/7/2019 và ngày 11/9/2019, bị cáo Nhưỡng lấy tư cách là Đại biểu Quốc hội, ký 2 văn bản kiến nghị đến Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện dự án 36ha.
Tiếp nhận đơn và kiến nghị của bị cáo Nhưỡng, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có 2 văn bản trả lời không đồng ý cho Công ty Hạ Long tiếp tục đầu tư dự án. Tuy nhiên, thấy việc can thiệp chưa đạt kết quả, ông Nhưỡng đã giới thiệu ông Vương gặp ông Lê Thanh Vân (thời điểm đó là Đại biểu Quốc hội khóa 14) nhờ can thiệp.
Từ ngày 10/6 đến ngày 8/12/2020, ông Lê Thanh Vân lấy tư cách là Đại biểu Quốc hội, ký 4 văn bản kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Thường trực và Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cho Công ty Hạ Long tiếp tục thực hiện dự án 36ha.
Quá trình nhờ can thiệp, ông Vương tiếp tục hứa cho ông Vân 1 lô đất 406,60m2 ở xã Vân Nội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội và 1.000m2 ở dự án 36ha. Ông Lê Thanh Vân đã chuyển căn cước công dân của con trai để làm thủ tục đứng tên lô đất tại xã Vân Nội.
HĐXX đặt câu hỏi: bị cáo Vương căn cứ vào đâu để tự tin hứa cho ông Nhưỡng và ông Vân đất tại dự án 36ha khi chưa phải chủ sở hữu dự án? Bị cáo Vương trả lời: "Tôi hứa cho đất là cho lô đất ngoại giao chứ không phải cho hẳn, nghĩa là bị cáo Nhưỡng và Vân vẫn phải trả tiền thuế đất nhưng giá mua rẻ hơn. Tôi quý hai ông nên muốn rủ về ở cùng cho vui".
Cũng tại phiên tòa, bị cáo Vương thừa nhận những lô đất hứa cho các ông Nhưỡng, Vân là sai pháp luật vì đất này chưa được cơ quan, chính quyền công nhận ông Vương là chủ sở hữu.
Theo cáo trạng, năm 2011, Công ty Hạ Long (trụ sở tại phường Hồng Gai, TP Hạ Long) do ông Nguyễn Công Hoan làm giám đốc, làm thủ tục trình UBND tỉnh Quảng Ninh xin đầu tư dự án khu dân cư dịch vụ phía Bắc kênh làm mát nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh (dự án 36ha).
Cánh cổng gỗ lim là quà tặng cho dòng họ chứ không phải cho cá nhân
Trong cáo trạng vụ án Cưỡng đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan đến cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình cáo buộc ông Nhưỡng đã can thiệp vào việc giải quyết vụ án dân sự xảy ra tại Tòa án nhân dân TP Hải Phòng để trục lợi.
Trả lời trước Hội đồng xét xử, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: "Cơ quan tố tụng cáo buộc tôi can thiệp là hơi nặng. Chuyển đơn của công dân chỉ là việc làm hết sức bình thường của một đại biểu Quốc hội".
Tại phần xét hỏi, ông Bùi Văn Thao (phường Hợp Đức, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng), người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, xác nhận qua cầu nối là Phạm Minh Cường (Cường "Quắt"), đã liên hệ với ông Nhưỡng nhờ giúp đỡ vụ việc mình đang tranh chấp khu đất tại thôn Đông Nhà Thờ, xã Dương Quan, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng và đã khởi kiện ra tòa nhưng bị xử thua ở phiên tòa sơ thẩm. Bị cáo Nhưỡng bảo ông Thao viết đơn và gửi các tài liệu kèm theo cho bị cáo.
Trong thời gian này, Cường "quắt" có nói với ông Thao về việc ông Lưu Bình Nhưỡng thích cánh cổng gỗ giống nhà mình nên đã đặt biếu. Cường "Quắt" và ông Thao cũng bàn nhau, nếu vụ việc nhà ông Thao thành công, sẽ cắt một suất đất bán lấy tiền để cảm ơn ông Lưu Bình Nhưỡng. Tại phiên tòa, Phạm Minh Cường thừa nhận những gì ông Thao trình bày là đúng.
Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng thừa nhận được tặng cánh cổng bằng gỗ lim nhưng cho rằng: "Cánh cổng gỗ là tặng cho nhà thờ của dòng họ chứ không phải cá nhân bị cáo".
Việc mua bãi triều, vụ can thiệp giữa hai nhóm Cường và Dũng “chiến” cheiecs cổng gỗ lim được lắp tại nhà thờ của ông tại Thái Bình xuất phát từ việc khen cổng gỗ đẹp, sau đó Cường đã tặng ông Nhưỡng bộ cổng gỗ này.