| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa: Hạn chót xử lý vi phạm thu mua, chế biến gỗ keo tự phát

Thứ Ba 11/03/2025 , 07:13 (GMT+7)

Trường hợp các chủ cơ sở gỗ keo vi phạm không chấp hành hoặc không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì thực hiện trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương có liên quan tiếp tục xử lý dứt điểm các vi phạm về sử dụng đất, đầu tư, xây dựng, phong cháy chữa cháy... tại các điểm, cơ sở thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng trên địa bàn huyện Như Thanh và các địa phương khác trong tỉnh và hoàn thành xong trong tháng 5/2025.

Riêng đối với huyện Như Thanh, nơi được xem là điểm “nóng” về hoạt động thu mua, chế biến gỗ rừng trồng tự phát, lãnh đạo tỉnh yêu cầu lãnh đạo huyện tiếp tục kiểm tra các điểm, cơ sở thu mua, sản xuất và chế biến nguyên liệu gỗ rừng trồng trên địa bàn các xã, thị trấn và lập hồ sơ, xử lý nghiêm, triệt để các đối tượng, hành vi vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành.

“Rà soát hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với các điểm, cơ sở trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy… để điều chỉnh, bổ sung, bảo đảm việc xử phạt phải đúng đối tượng, hành vi, mức độ, tính chất, gắn với quy định rõ thời gian thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, xác định truy thu mối lợi bất hợp pháp (nếu có).

Trường hợp các chủ cơ sở vi phạm không chấp hành hoặc không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì thực hiện trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định và hoàn thành việc xử lý chậm nhất trước ngày 30/6/2025; kiên quyết không để phát sinh mới hoặc tái diễn các điểm thu mua, chế biến gỗ rừng trồng tự phát trái pháp luật trên địa bàn”, văn bản chỉ đạo nhấn mạnh.

Lãnh đạo tỉnh cũng giao cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền quy hoạch, đầu tư các cụm công nghiệp chế biến lâm sản gắn với khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu theo hướng phát triển bền vững, theo chuỗi giá trị; xây dựng và ban hành cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu, thực hiện chế biến sâu, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, thúc đẩy phát triển lâm nghiệp bền vững…

Cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất chế biến lâm sản Tân Tiến (thị trấn Như Thanh, Thanh Hóa) vi phạm sử dụng đất nhưng không bị xử lý dứt điểm. Ảnh tư liệu của Quốc Toản.

Cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất chế biến lâm sản Tân Tiến (thị trấn Như Thanh, Thanh Hóa) vi phạm sử dụng đất nhưng không bị xử lý dứt điểm. Ảnh tư liệu của Quốc Toản.

Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa) đã có văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, báo cáo kết quả kiểm tra việc chấp hành, tuân thủ pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy và các vấn đề khác liên quan đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thu mua, sản xuất chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn huyện Như Thanh.

Báo cáo chỉ rõ, trong tổng số 44 cơ sở thu mua, chế biến gỗ chỉ có 7 cơ sở được giao, cho thuê đất; 37 cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất ở, đất sản xuất nông nghiệp được nhà nước giao cho các hộ. Số cơ sở vi phạm về lĩnh vực đất đai, quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, bảo vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy là 41/44 cơ sở.

Sau khi có kết quả kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) đề nghị cấp có thẩm quyền chỉ đạo các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tạm dừng việc thu mua, sản xuất và chế biến nguyên liệu gỗ rừng trồng tại các khu đất nông nghiệp, các cơ sở chưa có đủ hồ sơ đảm bảo điều kiện sản xuất và các cơ sở không phối hợp trong việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định...

Yêu cầu các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã bị xử phạt vi phạm hành chính thực hiện việc tháo dỡ, trả lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả khác theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; nếu chây ì, trốn tránh, tổ chức biện pháp cưỡng chế tháo dỡ, di dời theo quy định của pháp luật hoặc thu dọn các loại công cụ, máy móc thiết bị tại gia đình và không được phép hoạt động.

Đối với chủ cơ sở chế biến keo tự phát vi phạm pháp luật về quy hoạch, kế khoạch sử dụng đất đai, môi trường, phòng cháy, chữa cháy; quy hoạch xây dựng, không chấp hành pháp luật và quyết định xử phạt hành chính, đề nghị Chủ tịch UBND huyện làm với chi nhánh điện lực cấp huyện và cấp tỉnh xem xét tạm dừng hợp đồng cấp điện để ngặn chặn chế biến keo tự phát trái pháp luật trên địa bàn...

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Gần thập kỷ sống trên cung đường ô nhiễm: Đá 'quả bóng trách nhiệm'

HẢI DƯƠNG - Khi người dân bức xúc, phản ánh về ô nhiễm môi trường, chính quyền xã, thị trấn chỉ biết ra văn bản gửi huyện và huyện tiếp tục đề nghị đến ban, ngành cấp tỉnh....

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết vướng mắc tại các dự án lớn

Thủ tướng vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết vướng mắc các dự án lớn đang tồn đọng.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Đọc nhiều nhất