| Hotline: 0983.970.780

Gần thập kỷ sống trên cung đường ô nhiễm

Thứ Năm 03/04/2025 , 15:06 (GMT+7)

HẢI DƯƠNG - Đường 194B qua địa bàn 3 xã: Đức Chính, Cao An và thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương từ khi được làm mới, trở thành nỗi 'ám ảnh' với người dân.

Khổ vì... có đường "đẹp"

Người dân dọc theo tuyến đường 194B, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, đều ước “Nhà nước đừng làm con đường đẹp” điều này tưởng chừng vô lý, nhưng thật đúng khi chúng tôi chứng kiến từng đoàn xe HOWO, container nối đuôi nhau chạy rầm rập, bấm còi inh ỏi, cuốn theo đất cát bụi mù mịt.

Bàn thờ nhà bà Đỗ Thị Doanh, thôn Hảo Hội Xuân phủ kín lớp đất, cát. Ảnh: Phạm Hoàng.

Bàn thờ nhà bà Đỗ Thị Doanh, thôn Hảo Hội Xuân phủ kín lớp đất, cát. Ảnh: Phạm Hoàng.

Bà Đỗ Thị Doanh, thôn Hảo Hội Xuân, xã Đức Chính nhà gần dốc đê Văn Thai, cổng cảng Tiên Kiều vừa lau đất cát phủ lớp trên bàn thờ, miếu máo nói: Gia đình tôi có điều kiện thì chẳng ở đây làm gì, đến bàn thờ cũng không giữ được sạch sẽ, hỏi con người sao chịu đựng được. Từ năm 2018, đường được Nhà nước đầu tư nâng cấp làm đẹp, đồng nghĩa cuộc sống của cả gia đình tôi bị đảo lộn, do các xe vận tải ra vào cảng chở vật liệu san lấp, cát, đá… chạy suốt ngày đêm. Các xe vận tải lớn rung chuyển cả nhà, đêm giấc ngủ không được yên, khổ nhất là gia đình có người già, trẻ em.

Bà Doanh dẫn chúng tôi xuống bếp, vào phòng ngủ, ra vườn chỗ nào đất cát cũng phủ hàng lớp. Đứng ở sân nhà bà Doanh, khoảng vài phút, chúng tôi “mục sở thị” chuyến xe tải hạng nặng HOWO chở vật liệu chạy qua ầm ầm, bụi mù mịt, hắt thẳng đất cát vào ngôi nhà đáng thương của bà.

Các hộ dân thôn Hảo Hội Xuân, Xuân Kiều phản ánh tình trạng ô nhiễm do xe vận tải. Ảnh: Phạm Hoàng. 

Các hộ dân thôn Hảo Hội Xuân, Xuân Kiều phản ánh tình trạng ô nhiễm do xe vận tải. Ảnh: Phạm Hoàng. 

Chúng tôi đến thôn Xuân Kiều, xã Đức Chính, hàng chục người già đến phản ánh, bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường. Nhiều người 70 – 80 tuổi sống ngày cuối đời, với họ trước đây đoạn đường gập ghềnh “ổ gà, ổ trâu” cuộc sống được bình yên, từ khi đường mới mở rộng đẹp đẽ, khang trang, trở thành nỗi “ám ảnh” với 3 vụ tai nạn giao thông thảm khốc chết người. Đường đẹp, phẳng lì nhưng vắng bóng người tham gia giao thông, mọi người phải chọn đường tắt qua đường thôn, ngõ xóm của xã Cao An, Đức Chính để ra thị trấn Lai Cách. Bởi nếu đi trên đường này, từ đầu đến chân phủ đầy bụi, tạt kín bùn đất do xe vận tải chạy tốc độ cao.

Đại diện hộ dân, ông Phùng Văn Nguyên, bộ đội nghỉ hưu, phản ánh: Thôn Xuân Kiều bị ảnh hưởng nhiều nhất từ việc các xe vận tải đi và đến cảng Tiên Kiều vận chuyển hàng hóa, chở vật liệu. Người dân trong thôn mắc các chứng bệnh về đường hô hấp, các gia đình ngày đêm phải đóng kín cửa để tránh bụi, trẻ em chơi trong nhà không được ra sân, đường.

Trong thôn, các nhà từ đường đến sân, vườn đều ngập đầy cát, đất như sống trong mưa bụi. Ban ngày, người dân dùng đủ hình thức để hạn chế bụi, như: lắp hệ thống tưới nước, che chắn bằng bạt, đóng cửa… nhưng xe chạy về đêm người dân không đỡ nổi.

Theo phản ánh của người dân đoạn đường 194B qua thôn Tiền, thị trấn Lai Cách không được doanh nghiệp phun nước. Ảnh: Phạm Hoàng. 

Theo phản ánh của người dân đoạn đường 194B qua thôn Tiền, thị trấn Lai Cách không được doanh nghiệp phun nước. Ảnh: Phạm Hoàng. 

Từ ngày, con đường được làm đẹp, đi lại thuận lợi nhiều hộ thôn Tiền, thị trấn Lai Cách mở quán kinh doanh, nhưng nay phải đóng cửa vì bụi - anh Nguyễn Văn Quýt, thôn Tiền, cho biết: Đoạn đường 194B qua thôn Tiền chưa bao giờ được các doanh nghiệp phun nước, dọn đường đất, cát vương vãi, bởi đây là đoạn đường cuối. Các hộ ven đường tự dọn và tự mình tìm cách hạn chế bụi, nguyên nhân đều từ các xe chở vật liệu, hàng hóa từ cảng Tiên Kiều. Người dân thường xuyên kiến nghị với chính quyền, nhưng tình trạng ô nhiễm không thuyên giảm, ngày càng tăng lượng xe chuyên chở tỏa đi các công trình trên địa bàn.

 Doanh nghiệp “phớt lờ” 

Chúng tôi cùng 2 trưởng thôn: Hảo Hội Xuân, Xuân Kiều ngồi uống nước ở góc sân nơi được đặt bộ bàn ghế đá, xây chòi của nhà anh Trần Văn Tuyển, thôn Xuân Kiều. Mặc dù, chòi đã được quây kín ni lông xung quanh, anh Tuyển cảnh báo: Nhà báo ngồi khoảng vài chục phút thôi, sẽ thấy mức độ ô nhiễm như thế nào. Nhà anh Tuyển trang bị hệ thống phun nước tự động đoạn đường trước nhà, nhưng hàng ngày bụi vào nhà không thể quét bằng chổi, nhà anh phải dùng máy khò hơi.

Nhà anh Trần Văn Tuyển, thôn Xuân Kiều bụi vào nhà không thể dùng chổi quét mà dùng máy khò hơi. Ảnh: Phạm Hoàng. 

Nhà anh Trần Văn Tuyển, thôn Xuân Kiều bụi vào nhà không thể dùng chổi quét mà dùng máy khò hơi. Ảnh: Phạm Hoàng. 

Theo ông Hồ Văn Phông, trưởng thôn Xuân Kiều, xã Đức Chính: Thôn có 248 hộ dân đã gần 10 năm qua sống trong cảnh ô nhiễm môi trường, tiếng ồn và hiểm nguy rình rập, từ việc đất cát vương vãi gây ảnh hưởng người tham gia giao thông. Người dân thường xuyên có ý kiến, thôn kiến nghị với xã và làm cả đơn thư gửi huyện, tỉnh về tình trạng ô nhiễm môi trường.

"Các doanh nghiệp hiện chỉ thực hiện việc tưới nước đường 4 lần/ngày, việc tưới nước không giảm ô nhiễm mà khiến đất cát dồn ứ lại ven đường thành đống bùn, đất nhão nhoẹt, người dân đi lại khó khăn và dễ gây ra tai nạn. Các nhà ven đường hàng ngày phải bỏ cả công việc dọn đất cát, không còn lối đi vào nhà; thường xuyên phun nước; giờ không chỉ phun vào ban ngày, mà đêm đang ngủ cũng phải ra phun, bởi hiện nay xe chạy đêm nhiều hơn ngày", ông Phông than thở: Đấy các anh xem, chỉ khoảng 10 phút có đến 5 – 7 xe chạy qua, đến dốc cảng Tiên Kiều đều bấm còi inh ỏi, do khuất tầm nhìn với xe từ trong ra.

Các hộ gia đình ven đường phải bỏ cả công việc để phun nước và dọn đường. Ảnh: Phạm Hoàng 

Các hộ gia đình ven đường phải bỏ cả công việc để phun nước và dọn đường. Ảnh: Phạm Hoàng 

Ông Cao Văn Hùng, trưởng thôn Hảo Hội Xuân, xã Đức Chính thống kê: Thôn có 270 hộ, hiện có đến 120 hộ bị ảnh hưởng ô nhiễm nghiêm trọng. Người dân ý kiến nhiều nhưng việc ô nhiễm không thuyên giảm, dấu hiệu ngày càng gia tăng khiến nhiều hộ bức xúc, đã đề xuất chặn đường không cho xe ra vào cảng. Đại diện chính quyền thôn, ông Hùng đã giải thích người dân làm như vậy vi phạm pháp luật, bởi việc xe tham gia giao thông không thể ngăn cản.

Ông Hùng cùng đại diện người dân đã gặp gỡ, yêu cầu các doanh nghiệp tại cảng, vận tải thực hiện quy trình bảo vệ môi trường, che chắn không để vật liệu rơi vãi ra đường. Doanh nghiệp vận tải, trước khi xe chở vật liệu ra khỏi cảng phải phun rửa sạch lốp, thành xe và chở hàng đúng quy định. Đất, cát vương vãi ra đường phải được xúc hót sạch sẽ, sau đó mới phun nước, như vậy hai bên đường sẽ sạch bùn đất. Thực hiện đúng yêu cầu của lãnh đạo thôn, người dân chắc chắn không còn tình trạng ô nhiễm, nhưng doanh nghiệp “phớt lờ”, ông Hùng nói.

Các xe từ cảng Tiên Kiều không được thực hiện quy trình làm sạch lốp, thành xe trước khi ra đường. Ảnh: Phạm Hoàng. 

Các xe từ cảng Tiên Kiều không được thực hiện quy trình làm sạch lốp, thành xe trước khi ra đường. Ảnh: Phạm Hoàng. 

Vào cảng Tiên Kiều, chúng tôi thấy phản ánh của người dân có căn cứ, bởi các xe khi được chất đầy đất, cát liền chạy thẳng ra đường, đi đến đâu đất cát bám ở bánh, vương vãi trên thành xe xả ra, cuốn lên thành lớp bụi mù mit, khiến các hộ dân bên đường như trong mưa bụi.

 

Xem thêm
Người vay qua đời, khoản nợ có được xóa bỏ?

Khi người vay không may qua đời, khoản nợ vẫn tồn tại. Người thừa kế phải trả trong phạm vi di sản nhận được, trừ khi hợp đồng quy định khác.

Thái Bình: Khen thưởng Ban chuyên án phá đường dây lô đề nghìn tỷ

Công an tỉnh Thái Bình vừa tổ chức biểu dương, khen thưởng Ban chuyên án triệt phá đường dây lô đề quy mô hàng nghìn tỷ đồng do ông trùm ‘Tuấn chợ Gốc’ cầm đầu.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí trong đầu tư công, đất đai, tài sản công

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND nhằm cụ thể hóa các biện pháp phòng, chống lãng phí trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất