| Hotline: 0983.970.780

Tập trung hỗ trợ cho khu vực chăn nuôi nhỏ khi tái đàn lợn

Thứ Tư 06/05/2020 , 14:16 (GMT+7)

Bộ trưởng NN-PTNT cho rằng cần tập trung hỗ trợ cho khu vực chăn nuôi nhỏ, vốn chiếm đến 65% tổng đàn lợn của cả nước đang gặp khó trong tái đàn sau DTLCP.

Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường kết luận Hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn diễn ra sáng 6/5. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường kết luận Hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn diễn ra sáng 6/5. Ảnh: Tùng Đinh.

Kết luận Hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn diễn ra sáng 6/5, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong công tác phòng chống dịch có nỗ lực rất lớn ở nhiều cấp, do đó đã hạn chế đến mức thấp thiệt hại do Dịch tả lợn Châu Phi gây ra. Tuy nhiên, phải khẳng định thiệt hại do dịch gây ra vẫn rất lớn, tổng đàn giảm đến gần 20%, lịch sử chưa từng có.

Từ đó dẫn đến mất cân đối cung cầu về tiêu thụ thịt lợn và ảnh hưởng đến sinh kế của một bộ phận nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ cùng nhiều thành phần kinh tế khác.

Sau khi khống chế cơ bản dịch, các cấp đã có chính sách đồng bộ để tái đàn, phục hồi đàn với nhiều sáng kiến của các địa phương, doanh nghiệp và hợp tác xã hay các hộ dân.

Nhưng nhìn lại, vẫn còn các vấn đề bất cập, còn cố gắng, nỗ lực rất nhiều nữa mới đưa được tổng đàn về cân bằng trong Quý III năm 2020.

Khu vực sản xuất nhỏ như trang trại, gia trại, hợp tác xã cần được tập trung khuyến khích tái đàn, tăng đàn vì đang gặp khó khăn lớn trong phát triển. Trong đó, đặc biệt là thiếu vốn, thiếu giống và thiếu điều kiện đảm bảo an toàn sinh học, về cả kỹ thuật lẫn cơ sở hạ tầng.

Do đó, Bộ NN-PTNT muốn truyền tải thông điệp phải tập trung vào đối tượng sản xuất nhỏ lẻ. Bộ NN-PTNT cần có những chính sách phù hợp, ngoài ra phối hợp với các bộ, ngành khác để hỗ trợ cho khu vực sản xuất nhỏ.

Các địa phương cần quyết liệt, để đưa đàn lợn phát triển mạnh, hoàn toàn có khả năng tăng tổng đàn hơn so với thời điểm trước dịch. Trước mắt, cần hoàn thành chi trả hỗ trợ cho người dân về DTLCP, chủ động công bố hết dịch để người dân có thể yên tâm tái đàn.

Bên cạnh đó, các địa phương phải chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành, làm sao để đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi, không để dịch tái phát. Đây là yêu cầu quan trọng nhất trong quá trình tái đàn.

Các tỉnh cũng cần có chính sách hỗ trợ cụ thể cho từng nhóm đối tượng, tùy vào khả năng của địa phương. Các doanh nghiệp lớn cần phải tham gia vào cung ứng dịch vụ, cùng với nông dân, hợp tác xã thúc đẩy công tác tái đàn.

Ngoài ra, các tỉnh phải tìm phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã về đất đai và thủ tục để mở rộng quy mô, dễ dàng đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi.

Tuy nhiên, cần nghiên cứu, đưa ra các đề án tái cơ cấu chăn nuôi theo hướng chuỗi liên kết, tránh tình trạng khủng hoảng thừa.

Với các doanh nghiệp, Bộ trưởng nhấn mạnh, phải xem tái đàn cho mình và ngoài xã hội là quan trọng như nhau bằng việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ trong điều kiện cho phép.

Các doanh nghiệp cần gương mẫu, đầu tàu trong vấn đề giá, đảm bảo lợi nhuận ở mức phù hợp. Ngoài ra, các doanh nghiệp phân phối cần cố gắng, làm cánh tay nối dài để góp phần đảm bảo cân bằng thị trường trong tình hình hiện nay.

"Qua bài học thấm thía này, người dân phải liên kết, ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển, không chỉ đối mặt với DTLCP mà còn nhiều loại dịch bệnh khác", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.