Ảnh: Bảo Phong |
Ở vùng Bảy núi An Giang, nơi còn giữ nguyên tập tục cổ truyền “Đấp núi cát” trong ngày Tết là chùa Sà Lôn, một ngôi chùa nằm giữa núi rừng hoang sơ thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn. Hòa thượng CHAU SƠN HY, trụ trì chùa Sà Lôn cho biết, Tết Chôl chnăm Thmây thì chùa nào cũng có phần đấp núi cát. Phật tử lên chùa đấp núi cát để xin cho cha, mẹ sống được lâu.
Tục "Đấp núi cát" còn ví như Tháp xá lợi thờ đức Phật. “Trong thế gian này có 5 Đức Phật…4 vị đã thành Phật rồi, tương lai còn một vị nữa. Phật giáo 5.000 năm thì sẽ có một vị Phật nữa cho nên đấp 5 cái”. Hòa thượng CHAU SƠN HY chia sẻ.
Cũng trong mùa lễ hội năm nay, tục lệ “Tắm Sư” để tri ân công đức của vị Sư Trụ trì tạo công đức cho phật tử trong một năm lao động, sinh hoạt nếp sống văn hóa, đồng bào Khmer đã mang nước có chứa hoa thơm để lên chùa trang nghiêm thể hiện nghi thức này.
Ông CHAU CHON, À cha chùa Sà Lôn xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, giải thích phong tục này như sau: “Theo phong tục người Khmer, người ta đón tết Chcho Nam Thmay trong 3 ngày, ngày thứ nhất là ngày tắm ông bà, ngày thứ hai tức là ngày này là ngày tắm sư và ngày thứ ba là tắm Phật. Tắm Sư có ý nghĩa vì ông là lãnh đạo trong chùa. Công việc trong chùa hay bất cứ việc gì ông đều lo lắng hết. Một năm trôi qua mình cũng biết ơn và tắm cho ổng, mặt khác đây cũng là tháng nắng, tắm cho ổng cũng phù hợp”.
Ảnh: Bảo Phong |
Ảnh: Bảo Phong |