| Hotline: 0983.970.780

Tây Nguyên: Nhiều hộ cho không người thu hái tiêu

Thứ Năm 28/02/2019 , 13:15 (GMT+7)

Đối với nông dân ở Tây Nguyên, niên vụ hồ tiêu năm nay có thể nói là nỗi buồn lớn. Xuống các buôn làng, đi đâu, làm gì khi nhắc đến hồ tiêu đều dễ dàng bắt gặp khung cảnh u ám cũng như cái lắc đầu của những người sở hữu vườn tiêu.

Sự ngao ngán, chán nản của người nông dân lộ rõ trên khuôn mặt khi được hỏi về tình hình giá thuê nhân công, giá bán hồ tiêu. Thậm chí nhiều chủ vườn còn không muốn bước chân ra vườn, không muốn nhắc đến cây hồ tiêu.
 

Đủ thứ mất

Tây Nguyên hiện là vùng sản xuất hồ tiêu lớn nhất cả nước, tính đến tháng 5/2017, diện tích hồ tiêu toàn vùng lên đến 72.000ha. Cụ thể, tỉnh Đăk Lăk có gần 28.000ha hồ tiêu, tỉnh Đăk Nông: gần 25.000ha, tỉnh Gia Lai: 16.400ha. Cây tiêu khá phù hợp điều kiện khí hậu vùng Tây Nguyên, năng suất bình quân đạt 31,4 tạ/ha, sản lượng hơn 120.000 tấn. Trước đây hồ tiêu luôn chiếm tỷ lệ lớn giá trị kim ngạch xuất khẩu hằng năm của các tỉnh, mở ra cơ hội làm giàu cho hàng nghìn hộ nông dân.

09-14-48_5
Đối với nông dân ở Tây Nguyên, niên vụ hồ tiêu năm nay có thể nói là nỗi buồn lớn

Lúc hoàng kim giá chạm mức 200 ngàn đồng/kg thì hiện nay cây trồng này lại khiến nhiều người hoang mang lo lắng khi giá chỉ còn khoảng hơn 1/5 so các năm trước. Theo các đại lý thu mua tiêu, hiện giá hồ tiêu trên địa bàn Tây Nguyên trung bình từ 42.000 - 43.000 đồng/kg, chỉ bằng 40% so với cùng thời điểm này năm ngoái.

Không chỉ vậy, thời gian gần đây cây hồ tiêu chết nhiều khiến năng suất kém hẳn. Trời nắng nóng, tiêu chín rũ, rụng, người trồng hồ tiêu thêm phần chán nản.

Giá tiêu chỉ trên 40.000 đồng/kg trong khi giá thuê nhân công lại cao ngất ngưởng 200 ngàn đồng/ngày khiến người trồng hồ tiêu càng thêm nản, bỏ mặc. 

Anh Bùi Hải Nhân, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk, lắc đầu nói: “Chưa bao giờ thấy giá hồ tiêu thê thảm đến như vậy, nhiều hộ không buồn bước ra vườn nữa. Nhà tôi có khoảng 300 trụ hồ tiêu nhưng giá quá thấp, năng suất giảm mạnh, chán chẳng buồn hái…”.
 

Cho thu hái không

Nếu như trước loại cây này được mệnh danh là “ông hoàng” trên mảnh đất Tây Nguyên (trên 200.000 đồng/kg), mỗi khi vào vụ thu hoạch, người nông dân nhặt sạch từng hạt rơi rụng trên vườn thì nay nhiều hộ không buồn thu hái, bỏ cho người khác vì thu chẳng bõ.

Nhiều chủ vườn tiêu cho không người thu hái (Ảnh minh họa)

Là người trồng tiêu, sở hữu đến 450 trụ tiêu ở phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, ông Lê Văn Quyết cho biết: “Giá thuê nhân công quá cao, giá tiêu lại thấp trong khi gia đình tôi lại neo người không thể thu hái. Để kịp cho công việc dọn dẹp vườn cũng như khâu chăm sóc cho vụ tới, tôi cho 3-4 người dân vào thu hái không, được ít nào họ lấy ít đó”.

Hiện Tây Nguyên thời tiết khá thất thường, ngày nắng gắt làm tiêu chín nhanh và rụng. Tiêu chín rũ, rụng, thưa quả, mỗi ngày công thu hái giỏi lắm được 5 - 6kg, bán chỉ đủ tiền thuê nhân công.

Chia sẻ thêm về điều này, bà Nguyễn Thị Hải, xã Ea Nuool, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk cho biết: “Gia đình tôi có hơn 100 trụ hồ tiêu, trong khi nhà lại có 3 nhân công nên mặc dù giá rẻ chúng tôi cũng cố gắng thu hái. Tuy nhiên, do tiêu chết, trời nắng nóng, quả rụng, chín, việc thu hái gặp khó khăn, trung bình mỗi ngày thu hái chỉ được khoảng 5 kg/người thôi. Nhiều gia đình không đủ nhân công đành cho người ta hái không. Bởi thuê được người hái, bán tiêu trả tiền công chẳng bõ mà người chủ lại mất công đem bán, mệt thêm”.

Người trồng hồ tiêu ở Tây Nguyên thật sự bước vào giai đoạn khốn đốn nhất, nhiều gia đình đổ nợ. Họ đang cần sự chung tay của các cấp, các ngành để tổ chức lại sản xuất cây hồ tiêu, đưa người trồng tiêu vượt qua giai đoạn khó khăn này.

 

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm