| Hotline: 0983.970.780

Tây Ninh: Hay tin giãn cách sớm, người dân đổ xô mua thực phẩm dự trữ

Chủ Nhật 18/07/2021 , 10:22 (GMT+7)

Sau khi Tây Ninh quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 18/7 (sớm nhất trong 16 tỉnh, thành), người dân đổ xô mua thực phẩm dự trữ.

Theo UBND tỉnh Tây Ninh, toàn tỉnh bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ Thị 16/CT-TTg từ 0h ngày 18/7.

Đây là tỉnh đầu tiên thực hiện giãn cách ngay khi có văn bản của Thủ tướng Chính phủ bổ sung thêm 16 tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách ở khu vực miền Nam.

Người dân Tây Ninh đổ xô mua thực phẩm dự trữ trong chiều 17/7. Ảnh: CTV.

Người dân Tây Ninh đổ xô mua thực phẩm dự trữ trong chiều 17/7. Ảnh: CTV.

Ngay sau khi quyết định được đưa ra, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã xuất hiện tình trạng người dân đổ xô đi mua thực phẩm dự trữ làm ảnh hưởng đến giao thông ở các khu vực.

Tiểu thương các chợ, cửa hàng phải rất vất vả để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao.

Theo đó, trong chiều và tối ngày 17/7, tại chợ Long Hoa, chợ lớn nhất tỉnh Tây Ninh, người dân tập trung mua sắm các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm để tích trữ, bất chấp tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Các mặt hàng được người dân mua tích trữ với số lượng lớn là: gạo, thịt heo, thịt bò, rau củ quả, thực phẩm khô, mì tôm... Nhiều quầy thịt heo, sạp cá khô, rau củ xảy ra tình trạng người dân chen lấn, tranh nhau, gây mất trật tự an ninh.

Tại chợ Trường Đông (TX.Hòa Thành) cũng xuất hiện tỉnh trạng tương tự, trong đó, mặt hàng gạo khá hút khách. Theo đó, tại các cửa hàng gạo, người dân tập trung đông đúc để chờ tới lượt mua gạo về dự trữ, mỗi người đều mua từ 2 đến 5 bao gạo (bao 25 -50 kg các loại).

Theo Ban Quản lý chợ Trường Đông, người dân tập trung khá đông về chợ và các cửa hàng tạp hoá để mua hàng. Do nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến trong thời gian ngắn nên một số sản phẩm như mì gói, rau tươi có hiện tượng tăng giá so với ngày thường, khiến người tiêu dùng lo lắng.

"Trong những ngày tới chợ vẫn hoạt động bình thường, nguồn cung cấp hàng hoá tại chợ vẫn ổn định nên người dân không nên hoang mang, tập trung đông đúc đến chợ mua thực phẩm tích trữ trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay" đại diện Ban Quản lý chợ cho biết.

Người dân Tây Ninh đổ xô mua thực phẩm dự trữ trong chiều 17/7. Ảnh: CTV.

Người dân Tây Ninh đổ xô mua thực phẩm dự trữ trong chiều 17/7. Ảnh: CTV.

Theo Sở Công thương Tây Ninh, nguồn dự trữ hàng hoá trong tỉnh bảo đảm cung ứng cho người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, trong đó, tập trung cung cấp hàng hoá ở các siêu thị, cửa hàng tiện ích. 

Qua khảo sát thực tế, tỷ lệ cung ứng hàng hoá và bảo đảm công tác phòng chống dịch tại siêu thị, cửa hàng tiện ích đạt từ 90% - 96%.

Tuy nhiên, tại các chợ vẫn còn tình trạng khan hiếm hàng hoá, chủ yếu là các mặt hàng khô, rau củ. Giá các mặt hàng này tăng từ 15%-20%. Sở đã thiết lập đường dây nóng tiếp nhận phản ánh của người dân về tình hình kinh doanh tại các chợ và cửa hàng, dịch vụ. 

Sở Công thương cũng đề ra các phương án, cách thức mua sắm cho người dân trong trường hợp chợ, siêu thị đều đóng cửa, bảo đảm giãn cách khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, như quy định về định lượng khi mua sắm, tổ chức bán hàng lưu động...

“Trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, các cửa hàng thiết yếu, cung ứng mặt hàng thiết yếu cho người dân như chợ, siêu thị, quầy thuốc… vẫn mở cửa hoạt động bình thường, cung ứng hàng hoá cho người dân.

Mọi người không cần vất vả tích trữ hàng hoá gây nguy cơ nhiễm bệnh khi tập trung quá đông người”, đại diện lãnh đạo Sở Công thương Tây Ninh chia sẻ.

Xem thêm
Tổng Bí thư tiếp Đại sứ Úc Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng vào 2025

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025.

Muốn khôi phục sản xuất cần giãn nợ, mở rộng chính sách bảo hiểm nông nghiệp

Khoanh nợ, giãn nợ, bổ sung gói vay mới, mở rộng chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất bền vững.