| Hotline: 0983.970.780

Tết Thanh minh và những phong tục của người Việt

Thứ Năm 03/04/2025 , 13:55 (GMT+7)

Tết Thanh Minh là khoảng thời gian mà mọi người lại cùng nhau hướng về cội nguồn, tưởng nhớ đến những người đã khuất. Vậy Tết Thanh Minh sẽ có những phong tục gì?

Thanh minh là gì?

Thanh Minh được ghép từ hai chữ, “Thanh” mang nghĩa thanh khiết, trong lành và “Minh” là sáng sủa, tươi sáng. Hiểu theo nghĩa đen, Thanh Minh ám chỉ khoảng thời gian khí trời mát mẻ, bầu trời quang đãng, tràn đầy sức sống.

Tết Thanh Minh là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam, có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa thờ cúng tổ tiên. Đây là dịp con cháu bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ và tri ân đến những người đã khuất bằng cách dọn dẹp, sửa sang phần mộ và cúng bái tổ tiên.

Tết Thanh Minh 2025 sẽ nhằm ngày 4/4 Dương lịch (7/3 Âm lịch), sau khi kết thúc tiết xuân phân và kéo dài đến ngày 20/4.

Các phong tục trong ngày Tết Thanh Minh?

Tết Thanh Minh không chỉ đơn thuần là ngày đi tảo mộ mà còn có nhiều phong tục truyền thống. Dưới đây là một số phong tục phổ biến trong ngày này:

Tảo mộ và cúng bái tổ tiên

Đây là phong tục quan trọng nhất trong ngày Thanh Minh, con cháu sẽ dọn dẹp phần mộ tổ tiên, thắp nhang, dâng lễ vật để thể hiện lòng biết ơn.

Cúng trong nhà và ngoài mộ

Ngoài việc tảo mộ, nhiều gia đình còn lập bàn thờ gia tiên tại nhà để cúng bái, mời ông bà về chứng giám lòng thành của con cháu.

Quây quần cùng gia đình

Sau khi hoàn thành lễ tảo mộ và dâng cúng gia tiên, đây là khoảnh khắc thiêng liêng nhất của Tết Thanh Minh. Sau một năm bận rộn, các thành viên gia đình có dịp sum họp, trò chuyện và cùng thưởng thức bữa cơm ấm cúng.

Hướng dẫn tảo mộ Tết Thanh minh

Dưới đây là những thông tin chi tiết giúp bạn chuẩn bị chu đáo cho ngày lễ ý nghĩa này.

Chọn ngày thích hợp

Năm 2025, tiết Thanh minh bắt đầu từ ngày 4/4 và kết thúc vào ngày 19/4 Dương lịch. Ngày Tết Thanh minh (4/4) nhằm vào thứ Sáu 7/3 Âm lịch. Việc chọn một ngày cụ thể để thực hiện tảo mộ có thể phụ thuộc vào lịch trình của từng gia đình cũng như điều kiện thời tiết. Điều quan trọng là cả gia đình cùng thống nhất và sắp xếp thời gian để có thể đi chung với nhau.

Nhiều gia đình chọn đi tảo mộ vào cuối tuần (thứ Bảy hoặc Chủ nhật, ngày 5-6 tháng 4 Dương lịch) để được rộng rãi về thời gian và đông đủ các thành viên.

Năm 2025, tiết Thanh minh bắt đầu từ ngày 4/4 và kết thúc vào ngày 19/4 Dương lịch. Ảnh: Internet.

Năm 2025, tiết Thanh minh bắt đầu từ ngày 4/4 và kết thúc vào ngày 19/4 Dương lịch. Ảnh: Internet.

Chuẩn bị dụng cụ dọn dẹp

Trước khi đi tảo mộ dịp Tết Thanh minh, các gia đình cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như cuốc, xẻng, kéo cắt cỏ, chổi, túi đựng rác... để dọn dẹp sạch sẽ khu vực quanh mộ. Mọi người có thể đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, loại bỏ cỏ dại và cây bụi mọc trên mộ, tránh tình trạng bị rắn, chuột đào hang hay thu hút trâu bò đến phá hoại.

Đối với những khu mộ đã xây, việc quét dọn sạch sẽ được thực hiện kỹ càng, sau đó người tảo mộ thắp hương và đặt lễ để cúng bái.

Chuẩn bị mâm cúng Tết Thanh minh ngoài mộ

Mâm cúng tại phần mộ thường mang tính chất giản dị hơn so với mâm cúng tại gia đình, nhưng không vì thế mà mất đi sự trang nghiêm và thành kính. Các lễ vật thường thấy trong mâm cúng này gồm có: Hương, đèn, nến, hoa tươi, trầu cau, bánh kẹo, chè xôi, rượu, nước trà, gạo, và muối. Mỗi vật phẩm đều mang một ý nghĩa riêng, tượng trưng cho sự trong sạch và lòng kính trọng đối với những người đã khuất.

Tùy theo truyền thống và điều kiện của từng gia đình, mâm cúng có thể được chuẩn bị theo hai hình thức: Lễ chay hoặc lễ mặn. Trong trường hợp gia đình chọn lễ chay, các thành viên có thể chuẩn bị xôi chè, oản chuối, bánh, nước, gạo muối, bỏng, và chén mật ong. Những món này không chỉ mang lại cảm giác thanh tịnh mà còn thể hiện sự trang nghiêm trong lễ cúng.

Đối với những gia đình chọn lễ mặn, bên cạnh những lễ vật cơ bản, mâm cúng có thể bổ sung thêm xôi, gà luộc hoặc khoanh giò. Đây là những món ăn truyền thống, không chỉ thể hiện sự đầy đủ mà còn là lòng kính trọng, biết ơn dành cho tổ tiên.

Thực hiện nghi thức cúng bái

Sau khi phần mộ đã được dọn dẹp sạch sẽ, gia đình bày biện đồ lễ và thắp hương khấn ông bà tổ tiên và thân nhân đã khuất, bày tỏ lòng thương nhớ và biết ơn. Các gia đình có thể đọc văn khấn hoặc cầu nguyện theo phong tục, tín ngưỡng riêng.

Ăn bữa cơm sum họp

Tảo mộ không chỉ là việc chăm sóc phần mộ của tổ tiên mà còn là lúc sum họp, gắn kết tình cảm gia đình. Sau khi hoàn thành các nghi thức tại mộ, nhiều gia đình thường tổ chức bữa cơm thân mật để cùng nhau ôn lại kỷ niệm và bàn luận công việc gia đình.

Xem thêm
Chờ ‘siêu kinh điển’ Barcelona - Real Madrid ở chung kết Cúp Nhà vua

‘Siêu kinh điển’ Barcelona - Real Madrid sẽ đến ở chung kết Cúp Nhà vua Tây Ban Nha khi vào rạng sáng 3/4, Barcelona đánh bại Atletico Madrid 1-0 ở bán kết lượt về.

Sức sống làng chài sau một cơn thịnh nộ của thiên nhiên

Sức sống làng chài khi một trận bão biển kinh hoàng, được đạo diễn Phương Điền mô tả thuyết phục qua bộ phim 'Mẹ biển' dài 45 tập, phát sóng trên sóng VTV1.

Chuẩn bị Tuần lễ 'Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An'

Theo kế hoạch của UBND tỉnh Ninh Bình, Tuần du lịch năm 2025 với chủ đề 'Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An' dự kiến tổ chức trong 7 ngày, vào cuối tháng 5.

Khai mạc triển lãm ảnh 'Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng'

Sáng 17/3, Vùng 4 Hải quân khai mạc triển lãm ảnh nhân dịp 50 năm giải phóng Quần đảo Trường sa và 70 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Bình luận mới nhất