| Hotline: 0983.970.780

Thả 5 động vật hoang dã quý hiếm về tự nhiên

Thứ Sáu 05/07/2024 , 10:24 (GMT+7)

2 cá thể tê tê Java và 3 cá thể khỉ đuôi dài thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên bảo vệ vừa được Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh thả về tự nhiên.

Ngày 5/7, Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh cho biết, đơn vị vừa thả về môi trường rừng tự nhiên 2 con tê tê Java có tổng trọng lượng 3,6 kg do người dân giao nộp và 3 con khỉ hoang có tổng trọng lượng 25kg quậy phá trong khu dân cư được ngành Kiểm lâm bắt giữ trước đó.

Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh tiếp nhận 1 trong 2 cá thể tê tê Java do người dân giao nộp. Ảnh: Trần Trung.

Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh tiếp nhận 1 trong 2 cá thể tê tê Java do người dân giao nộp. Ảnh: Trần Trung.

Theo Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh, 2 tê tê Java nhóm 1B, khỉ đuôi dài đều là loài thuộc nhóm IIB, cả 2 loài đều trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Bà Trần Thị Ngân Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh cho biết thêm, hiện trên địa bàn tỉnh có trên 551 loài động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên, trong đó có các loài quý hiếm như rắn hổ mang chúa, cu li lớn (linh trưởng), cu li nhỏ, nai, mèo ri, mèo rừng, tê tê Java, voọc chà vá, voọc bạc, các loài khỉ, chim. Ngoài ra, còn có khoảng 300 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã được cấp mã số gây nuôi theo quy định của pháp luật. Các loài gây nuôi chủ yếu là khỉ đuôi dài (10.000 con), cầy vòi hương (2.300 con), dúi (730 con), cheo cheo (50 con), rùa đất (3.100 con), rắn (4.550 con).

Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh thả động vật hoang dã về tự nhiên. Ảnh: Trần Trung.

Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh thả động vật hoang dã về tự nhiên. Ảnh: Trần Trung.

Những năm gần đây, thực trạng buôn bán và các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã,  nhất là những loài động vật quý hiếm vẫn còn diễn ra. Bên cạnh công tác cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã, lực lượng Kiểm lâm Tây Ninh phối hợp các ngành liên quan điều tra, triệt phá các đường dây tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia liên quan đến động vật hoang dã; phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, xử lý các hành vi quảng cáo, mua bán trái phép mẫu vật động vật hoang dã trên các trang thông tin điện tử.

Từ năm 2019 đến nay, lực lượng kiểm lâm đã cứu hộ thả về môi trường tự nhiên trên 1.250 cá thể động vật hoang dã do người dân tự nguyện giao nộp, gồm các loài khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, rùa đất lớn, rùa núi vàng, kỳ đà vân, kỳ đà hoa, trăn đất, trăn gấm, mèo rừng, tê tê, các loài chim.

Song song đó, trong năm 2023, Chi cục phối hợp với các lực lượng có liên quan kiểm tra, phát hiện và xử lý 11 trường hợp có hành vi vi phạm hành chính về động vật hoang dã, phạt tiền trên 33 triệu đồng; tịch thu và thả về môi trường tự nhiên 783 cá thể chim hoang dã, 10 cá thể động vật khác.

Cá thể tê tê Java vừa được trở về tự nhiên. Ảnh: KLTN.

Cá thể tê tê Java vừa được trở về tự nhiên. Ảnh: KLTN.

Theo Điều 244, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, người nào săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Nếu tính chất, mức độ vi phạm cao hơn sẽ bị xử lý nặng hơn theo quy định.

Xem thêm
AFoCO hỗ trợ ngành lâm nghiệp Việt Nam tăng cường khả năng quản lý rừng

AFoCO tích cực chuyển giao công nghệ và hỗ trợ ngành lâm nghiệp Việt Nam, như hệ thống thông tin địa lý và viễn thám trong quản lý tài nguyên bền vững.

Bài học kinh nghiệm về quản trị các Vườn Quốc gia ở Hoa Kỳ

Một trong những cách tiếp cận đáng học hỏi, đó là bảo tồn không chỉ cho bảo tồn mà bảo tồn cho thụ hưởng của thế hệ hôm nay và mai sau.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Sẽ thông qua đề án Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng trong tháng 8

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, đề án Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng có thể sẽ được Chính phủ phê duyệt trong tháng 8/2024.