| Hotline: 0983.970.780

Thả thử nghiệm cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây

Thứ Hai 16/09/2019 , 14:30 (GMT+7)

Sáng 16/9, Các chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam đã tiến hành thả cá Koi Nhật Bản, cá chép Tam Dương Việt Nam xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây để chứng minh về độ sạch của nước đã qua xử lý.

Theo ghi nhận của PV, sáng 16/9, tại sông Tô Lịch (khu vực thí điểm làm sạch môi trường bằng công nghệ Nhật Bản), các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường bắt đầu tiến hành thả cá Koi Nhật Bản (cá chép Nhật Bản), cá chép Tam Dương của Việt Nam.
Trước khi thả cá, các chuyên gia đã tiến hành lấy mẫu nước để kiểm tra.
Theo chuyên gia Nhật Bản cho biết, cá Koi Nhật Bản cũng như cá chép Tam Dương điều kiện sống phải ở môi trường nước sạch, nếu nguồn nước bị ô nhiễm cá sẽ chết. Tại sông Tô Lịch, sau khi được thí điểm xử lý bằng công nghệ Nhật Bản, nguồn nước đã đạt quy chuẩn Việt Nam, 2 loại cá này hoàn toàn có thể sống được bình thường.
Theo đại diện JVE, việc thả cá này sẽ chứng minh nước Tô Lịch sau xử lý có các chỉ số như oxy hòa tan trong nước, mức độ ô nhiễm, các vi sinh vật có lợi đều nằm trong mức tốt, đảm bảo sinh vật như cá phát triển.
Rất đông phóng viên báo chí cũng như người dân hiếu kì đã có mặt tại đây để chứng kiến sự việc chưa từng có này. Nhiều người cho rằng loại cá Koi Nhật Bản rất khó sống tại đây, thả thế này rất lãng phí vì cá Koi là giống cá đắt tiền. Để đảm bảo cho đàn cá, công ty sẽ bố trí lực lượng bảo vệ 24/24 và có lắp camera giám sát kĩ nhằm tránh tình trạng trộm cá.
Ngoài thả cá trong khu vực nước đã xử lý, JVE còn thả cá rô phi gần khu vực số 1 có máy sục nano để đánh giá mực độ nước cũng như xem chúng có thể sống tại khu vực này không.
Cũng trong sáng 16/9, JVE tiến hành thả cá Koi Nhật Bản và cá chép Tam Dương xuống khu vực nước đã qua xử lý tại Hồ Tây.
"Hôm nay cơ quan chuyên môn tiến hành lấy mẫu để mang về phân tích, khoảng 10 ngày sau sẽ cho kết quả. Khi đó, chúng tôi sẽ gửi báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên - Môi trường, UBND TP. Hà Nội và các cơ quan chuyên môn liên quan" - đại diện của Dự án làm sạch sông Tô Lịch, góc Hồ Tây bằng công nghệ Nhật Bản cho biết.
Trước đó, ngày 16/5, TP Hà Nội khởi động dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor. Sau một thời gian thí điểm, bước đầu nước sông Tô Lịch, Hồ Tây tại khu vục thí điểm có cải thiện theo chiều hướng tích cực, bớt mùi hôi và đã trong hơn.

Xem thêm
Hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xuyên Tết

Hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xuyên Tết. Sầu riêng chiếm gần nửa thị phần nhập khẩu vào Trung Quốc. Làng khô cá Hồng Ngự sôi động ngày cận Tết. Ngôi nhà hoa giấy khổng lồ tại Sa Đéc. 

Thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc với khoảng 1,4 tỷ dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm. Động vật, các sản phẩm động vật của Việt Nam như sữa, tổ yến, thịt lợn… đều có cơ hội rất lớn xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một thị trường khó tính, với các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, kiểm dịch và đặc biệt là chất lượng, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Nhiệm kỳ IV Vinafruit - Cùng ngành rau quả vượt sóng lớn, đạt thành tích cao

Nhiệm kỳ IV, Vinafruit đối mặt với những khó khăn chưa từng có, nhưng Hiệp hội đã đồng hành cùng ngành rau quả đạt thành tích vượt bậc về xuất khẩu rau quả.

Thương lái đổ về An Nhơn mua cả vườn mai chưa tỉa lá, dọn cành

Bình Định Thị xã An Nhơn, Bình Định được xem là 'thủ phủ mai vàng' của miền Trung, từ lâu đã nổi tiếng với những cánh đồng mai vàng rực rỡ. Năm 2025, thị trường cây mai cảnh ở An Nhơn đã ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc hơn so với năm ngoái, mang lại niềm vui và hi vọng cho người trồng mai.