| Hotline: 0983.970.780

Thác Bản Giốc đón gần 6.000 lượt du khách qua lại sau 6 tháng

Chủ Nhật 24/03/2024 , 10:15 (GMT+7)

CAO BẰNG Du khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) sau 6 tháng thí điểm đạt gần 6.000 lượt, khách từ Trung Quốc sang Việt Nam chiếm 40%.

Vẻ đẹp hùng vĩ của thác Bản Giốc nhìn từ phía Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tú. 

Vẻ đẹp hùng vĩ của thác Bản Giốc nhìn từ phía Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tú. 

Ủy ban điều phối tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và Tổ công tác liên ngành, Ủy ban điều phối Quảng Tây (Trung Quốc) đánh giá, sau 6 tháng hoạt động việc đưa đón khách du lịch qua lại khu cảnh quan thác Bản Giốc được đơn vị lữ hành phối hợp khá nhịp nhàng, tuân thủ quy định pháp luật hai bên.

Dù lượng khách qua lại tham quan giữa 2 nước chưa nhiều nhưng đang có chiều hướng tích cực, trong đó du khách Trung Quốc sang Việt Nam tham quan tăng dần.

Sắp tới, phía Trung Quốc sẽ mở thêm điểm tham quan cầu kính trên cao, phía Việt Nam bổ sung điểm tham quan chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc. Hai bên cũng nhất trí tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, quản lý điều phối hiệu quả hoạt động lữ hành đưa đón du khách qua lại khu cảnh quan.

Thời gian thí điểm cho du khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) là 1 năm, từ ngày 15/9/2023 đến ngày 14/9/2024. Ảnh: Ngọc Tú.

Thời gian thí điểm cho du khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) là 1 năm, từ ngày 15/9/2023 đến ngày 14/9/2024. Ảnh: Ngọc Tú.

 Nhìn nhận thực tế, Ủy ban điều phối hai tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc) cho rằng, quá trình triển khai còn gặp một số khó khăn, lượng khách du lịch qua lại khu cảnh quan thác Bản Giốc còn ít, thủ tục xuất nhập cảnh qua lại chưa thực sự thuận lợi, thời gian lưu lại của du khách ngắn.

Do đó, hai bên đồng ý về nguyên tắc luân phiên phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp khu cảnh quan tại mỗi nước.

Trước đó, từ ngày 15/9/2023, du khách hai nước qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc tại lối qua lại khu vực Mốc 834/1. Du khách hai nước đi vào Khu cảnh quan sử dụng hộ chiếu (không cần visa), giấy thông hành xuất, nhập cảnh. 

Vào mùa hè, thác nước đổ tuôn trào; mùa thu nước trong xanh ngắt; đây là những thời điểm tham quan thác Bản Giốc tuyệt vời nhất. Ảnh: Ngọc Tú.

Vào mùa hè, thác nước đổ tuôn trào; mùa thu nước trong xanh ngắt; đây là những thời điểm tham quan thác Bản Giốc tuyệt vời nhất. Ảnh: Ngọc Tú.

Trong thời gian thí điểm, du khách từ phía Trung Quốc qua Khu cảnh quan phía Việt Nam theo lộ trình: Trạm kiểm tra trên lối qua lại Khu cảnh quan - khu vực chân thác - Khách sạn Sài Gòn Bản Giốc - Khu dịch vụ, ẩm thực - quay về Trạm kiểm tra trả thẻ và xuất cảnh về Khu cảnh quan phía Trung Quốc.

Du khách từ phía Việt Nam qua Khu cảnh quan phía Trung Quốc: Trạm kiểm tra trên lối qua lại Khu cảnh quan - điểm thác Đức Thiên - phố mua sắm - ngồi xe tham quan du lịch men theo con đường trong Khu cảnh quan - đi bộ tham quan du lịch men theo cảnh quan ven sông trong Khu cảnh quan - điểm kiểm tra qua lại Khu cảnh quan - quay về Khu cảnh quan phía Việt Nam.

Việc hai nước hoàn thành ký kết Hiệp định Hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) có ý nghĩa to lớn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, thể hiện quyết tâm của cả hai nước xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị hợp tác và phát triển.

Hoạt động vận hành thí điểm cho du khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) khẳng định sự tin cậy về chính trị, thúc đẩy hài hòa lợi ích giữa hai nước, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai tỉnh/khu nói riêng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung.

Thác Bản Giốc là một nhóm thác nước nằm trên dòng sông Quây Sơn giữa biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh: Ngọc Tú. 

Thác Bản Giốc là một nhóm thác nước nằm trên dòng sông Quây Sơn giữa biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh: Ngọc Tú. 

Thác Bản Giốc về phía Việt Nam thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng). Phần thác nằm trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Đức Thiên, thuộc khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây. Thác Bản Giốc nằm trong top 4 thác nước xuyên quốc gia lớn nhất thế giới.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm