| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên đặt mục tiêu tăng trưởng hơn 7%

Thứ Ba 10/08/2021 , 16:53 (GMT+7)

Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong một năm mà toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam nói chung bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Toàn cảnh phiên khai mạc HĐND tỉnh Thái Nguyên kỳ thứ 2, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ảnh: Toán Nguyễn.

Toàn cảnh phiên khai mạc HĐND tỉnh Thái Nguyên kỳ thứ 2, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ngày 10/8, Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc. Kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, thảo luận, cho ý kiến vào 59 nội dung do Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và các cơ quan tư pháp trình.

Đây là Kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng sẽ được xem xét thông qua để kịp thời triển khai, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2021 và nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Theo báo cáo UBND tỉnh Thái Nguyên, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trên địa bàn đạt 6,5%, cao hơn cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung cả nước (5,64%); giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 361 nghìn tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 13,4 tỷ USD; giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt trên 7.500 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Thái Nguyên đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 8 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 45,4 triệu USD, lũy kế đến hết tháng 6, số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh là 169 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 8.700 triệu USD.

Bà Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên phát biểu tại buổi khai mạc. Ảnh: Toán Nguyễn.

Bà Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên phát biểu tại buổi khai mạc. Ảnh: Toán Nguyễn.

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải khẳng định Thái Nguyên là một trong những tỉnh có số lượng công nhân, lao động nhiều nhất miền Bắc đến làm việc. Nhưng Thái Nguyên đã làm tốt công tác phòng dịch Covid-19, khoanh vùng được những khu vực có phát sinh các ca mắc bệnh, không để dịch lây lan ra cộng đồng.

Vì vậy, hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp ổn định, vừa sản xuất vừa chống dịch. Mặc dù các tỉnh, thành phố là trung tâm công nghiệp, dịch vụ trong khu vực và trên cả nước bị ảnh hưởng nặng và giảm về phát triển kinh tế nhưng lãnh đạo chính quyền Thái Nguyễn vẫn quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 7%.

Bà Nguyễn Thanh Hải cũng yêu cầu các cấp chính quyền, ngành nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá thực chất, toàn diện những kết quả đạt được, thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, khó khăn để rút ra bài học kinh nghiệm, đưa ra giải pháp hiệu quả, phù hợp trong thực hiện phát triển kinh tế; tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là trong quản lý quy hoạch, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý tài chính, ngân sách, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ gắn với trách nhiệm người đứng đầu; tập trung giải quyết kịp thời những kiến nghị chính đáng của cử tri...

Xem thêm
Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.