Đến thăm mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất xanh của Tập đoàn TH
Thứ Tư 15/03/2023 , 09:51 (GMT+7)Công ty Cổ phần Công nghệ phân bón xanh là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất xanh, tuần hoàn và bảo vệ môi trường của Tập đoàn TH.
Hiện nay, Tập đoàn TH đã áp dụng mô hình kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn vào tất cả các công đoạn của quy trình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất. Một minh chứng tiêu biểu là việc xây dựng hệ thống xử lý phân và nước thải của đàn bò.
Công ty Cổ phần Công nghệ phân bón xanh là đơn vị thành viên của Tập đoàn TH, đây là nơi mỗi ngày xử lý hàng trăm tấn chất thải của đàn bò trong các trang trại của Tập đoàn. Theo ông Vương Quốc Hạnh, lãnh đạo của Công ty Cổ phần Công nghệ phân bón xanh, mỗi ngày chất thải của bò được thu gom, tách nước và ép khô trước khi đưa đi xử lý, khối lượng vào khoảng 400 tấn sau khi đã làm khô.
Cũng theo ông Hạnh, tổng số nhân sự của công ty hiện nay chỉ vào khoảng 30 người, bao gồm cả bộ phận thu gom và bộ phận xử lý. Dù khối lượng công việc khổng lồ, tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ cao, máy móc hiện đại vào sản xuất đã góp phần cắt giảm lượng nhân công.
Ngoài lượng chất thải của bò đã làm khô, nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ còn có thức ăn thừa, bã mía và bùn sinh học sinh ra trong quá trình xử lý nước thải của các trang trại. Điều này cho thấy các phụ phẩm của quá trình chăn nuôi trong trang trại của Tập đoàn TH đều được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, khẳng định chủ trương phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của Tập đoàn.
Hiện nay, sản lượng của nhà máy vào khoảng 150.000 tấn/năm để phục vụ nhu cầu sử dụng của riêng Tập đoàn TH và số lượng bán ra vào khoảng 8.600 tấn/năm. Để sản xuất được số lượng phân bón này, tổng lượng nguyên liệu đầu vào cho nhà máy mỗi năm vào khoảng 200.000 m3.
Toàn bộ diện tích của Công ty Cổ phần Công nghệ phân bón xanh là 42.000 m2 với tổng số 7 nhà xưởng, mỗi nhà xưởng có thể chứa được 3.000 tấn phân. Cụ thể, mỗi xưởng có thể bố trí được 10 luống phân, mỗi luống nặng khoảng 300 tấn và được đảo trộn bằng các máy móc hiện đại với năng suất 10 phút đảo được 300 tấn.
Các loại nguyên liệu sau khi được phối trộn sẽ được ủ trong 45 ngày với phương pháp lên men hiếu khí, mỗi luống nguyên liệu được đảo khoảng 12-15 lần từ khi bắt đầu cho đến khi thành phẩm. Trong quá trình đó, nhiệt độ, độ ẩm của luống ủ được theo dõi bằng các loại cảm biến, nếu không đủ tiêu chuẩn sẽ phải chuyển sang các nhà ủ mái trong để lấy nhiệt từ mặt trời. Trong quá trình ủ, nguyên liệu sẽ được bổ sung các loại men vi sinh nhập khẩu từ Mỹ với khả năng cố định đạm, cố định phốt pho và phân giải cellulose.
tin liên quan
Tiếp nhận sản phẩm của dự án nông nghiệp trong khuôn khổ hợp tác Việt-Hàn
Sáng 10/12, lễ tiếp nhận sản phẩm của dự án phát triển trang trại chăn nuôi lợn và thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh được tổ chức tại Hà Nội.
Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu
Ngày 10/12, Trung tâm Vigova đã gửi tặng 1.500 con vịt biển giống cho Bộ Chỉ huy BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu và các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ có thể hoàn thành trong năm 2025
TP.HCM sẽ cố gắng giải quyết vướng mắc của dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng trong tháng 12. Nếu thuận lợi, dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025.
Tận dụng kinh nghiệm quốc tế để xây dựng nền nông nghiệp sinh thái
Theo PGS.TS Đào Thế Anh, hình thành mạng lưới nông nghiệp sinh thái tại Việt Nam là điều tất yếu để phát triển các mô hình nông nghiệp sinh thái.
Xây dựng thương hiệu gạo là khẳng định lòng tin với người tiêu dùng
Các doanh nghiệp phải tự khẳng định 'bản sắc', chú trọng duy trì chất lượng ổn định, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, đó mới là xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
Vượt qua thử thách thiên tai bằng sự quyết tâm và lòng nhân hậu
Đánh giá đa ngành phục hồi sau bão Yagi hướng dẫn lập kế hoạch phục hồi bền vững sau thiên tai, biến kế hoạch thành hành động nỗ lực chung.