Thanh niên 9x nuôi cà cuống, mỗi năm đút túi 500 triệu đồng
Thứ Ba 02/08/2022 , 08:00 (GMT+7)Mô hình nuôi cà cuống tại xóm Mít, thôn Đông Ngàn, huyện Đông Anh, Hà Nội của anh Hoàng Anh mỗi năm xuất bán cả vạn con mang lại doanh thu 500 triệu đồng.
Xuất phát từ đam mê nuôi thuỷ sản, năm 2019 anh Hoàng Anh tại xóm Mít, thôn Đông Ngàn, huyện Đông Anh, Hà Nội đã tự tìm hiểu, nhập giống cà cuống về nuôi. Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế tốt từ cà cuống, năm 2020 anh đã thuê đất tại Đông Anh xây dựng bể nuôi rộng 60 m2.
Theo Hoàng Anh, nuôi cà cuống cần nước sạch tuyệt đối không sử dụng hoá chất. Nếu dùng nước máy người nuôi phải phơi nắng bay hết clo đi thì mới dùng được.
Đề cập đến thời gian chăm sóc cà cuống, anh cho biết: “Nuôi cà cuống không mất thời gian, bình quân 1 ngày mất 1 tiếng để dọn bể, kiểm tra sự phát triển của cà cuống và cho ăn”.
Cà cuống là loại hoạt động về đêm, thời gian từ 19h đến 5h, đặc biệt loài cà cuống chỉ ăn thức ăn tươi (còn sống), chính vì vậy việc duy trì cá mồi (loại bé) trong bể giúp cung cấp đủ thức ăn cho cà cuống đồng thời hạn chế việc cà cuống ăn thịt nhau.
Qua quá trình theo dõi, chăm sóc, anh Hoàng Anh nhận thấy vòng đời của cà cuống trải qua 5 lần lột xác. Cà cuống mới lột xác có mầu vàng choé, thâm mềm, yếu, chính vì vậy việc bố trí các giá thể (sợi nilong) trong bể giúp chúng có chỗ trú ẩn.
Anh Hoàng Anh cho biết: “Mô hình nuôi cà cuống tại đây gồm 10 bể, bể nuôi con giống, bể nuôi thương phẩm và bể nuôi duy trì 100 đến 200 cặp sinh sản”.
Vòng đời cà cuống từ khi nở đến khi thu hoạch khoảng 45 đến 50 ngày với giá thị trường hiện tại 50.000 đ/con, doanh thu hơn 40 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên với những bà con muốn khởi nghiệp từ loại côn trùng này anh Hoàng Anh lưu ý: "Bà con cần tìm hiểu kỹ tập tính, cách chăm sóc, con giống, đồng thời trực tiếp xem các mô hình trao đổi với những người đã nuôi về kinh nghiệm chăn nuôi nhằm đưa ra quyết định phù hợp nhất trước khi đầu tư".
Cà cuống được biết đến với giá trị sử dụng là tinh dầu của con đực. Cụ thể đến mùa sinh sản con đực tiết tinh dầu mời gọi con cái đến để sinh sản. Sau khi con cái đẻ trứng, con đực sẽ bảo vệ tổ và thường dùng cánh quạt hơi ẩm ấp trứng.
Để đảm bảo số lượng cà cuống giống không bị hao hụt, đồng thời kích thích sự sinh sản của cà cuống, Hoàng Anh chia sẻ: “Người nuôi cần thu trứng để ấp, vừa kích thích cà cuống sinh sản liên tục, đồng thời giúp cà cuống giống sau khi nở được chuyển sang bể khác giảm bớt hao hụt”.
Anh Hoàng Anh cho biết: “Tỷ lệ ấp nở nhân tạo thành công đạt 90%, mỗi ổ trứng thường có hơn 100 quả. Kỹ thuật ấp trứng không khó, hàng ngày nhúng nước tạo độ ẩm giúp trứng phát triển. Đến khi cà cuống nở rụng sau 12 - 13 tiếng sẽ được chuyển ra bể thả cá mồi để tự kiếm ăn".
Trại gà Móng 7.000 con, đặc sản trứ danh của Hà Nam
Gà làng Móng hay còn gọi là gà Móng cùng với cá kho làng Vũ Đại là những đặc sản trứ danh của tỉnh Hà Nam.
Bình minh trên những đầm rươi
Khi mặt trời ló rạng, nước bên trong đầm dần rút đi để lộ ra những lỗ nhỏ chi chít trên mặt bùn, đó chính là lỗ rươi.
Đào rừng cổ thụ giá hàng chục triệu đồng xuống phố
Hà Tĩnh Những gốc đào rừng tuổi đời hàng chục năm vừa được hạ sơn, đem về thành phố Hà Tĩnh phục vụ khách hàng chơi Tết. Giá bán trung bình từ 10 đến 60 triệu đồng/gốc.
Mộc Châu chính thức trở thành thị xã, ngày hội lớn của người dân Sơn La
Với nhiều thành quả xuất sắc, Mộc Châu đạt tiêu chí đô thị loại IV và khu vực dự kiến thành lập phường đủ điều kiện hạ tầng đô thị theo quy định.
Thương lái săn lùng gà ‘thái giám’
Thời điểm này, các thương lái từ khắp nơi đổ về thị xã Sơn Tây thu mua gà phục vụ thị trường Tết. Gà 'thái giám' có giá đắt đỏ được tiểu thương săn lùng.
Về làng cổ Bát Tràng, thưởng thức 'món ăn trăm tuổi'
Vào các dịp lễ, Tết, người Bát Tràng lúc nào cũng có 2 món đặc trưng là su hào xào mực và canh măng mực trên mâm cơm.