| Hotline: 0983.970.780

Tháo gỡ ách tắc trong phát triển hạ tầng, sản xuất nông nghiệp của Cà Mau

Chủ Nhật 11/06/2023 , 15:48 (GMT+7)

Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định sẽ đồng hành cùng Cà Mau trong các vấn đề phát triển hạ tầng, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển sản xuất, thương mại nông sản.

Bộ NN-PTNT làm việc với UBND tỉnh Cà Mau sáng 11/6. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ NN-PTNT làm việc với UBND tỉnh Cà Mau sáng 11/6. Ảnh: Tùng Đinh.

Sáng 11/6, Bộ NN-PTNT làm việc với UBND tỉnh Cà Mau, trong đó tập trung giải quyết một số vấn đề còn vướng mắc trong triển khai một số dự án của tỉnh thuộc lĩnh vực nông nghiệp, giải pháp để xây dựng hình ảnh thương hiệu cua Cà Mau và chuẩn bị cho Festival Tôm Cà Mau cùng Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL.

Tham dự buổi làm việc, về phía Bộ NN-PTNT có Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng các lãnh đạo các đơn vị chuyên môn, truyền thông của Bộ. Phía tỉnh Cà Mau có Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử và đại diện các ban, ngành liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.

Phát triển hạ tầng

Tại buổi làm việc, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND nêu ra một số dự án hạ tầng đang còn vướng mắc trong quá trình triển khai liên quan đến các quy hoạch hoặc tiến độ.

Trong đó có 2 dự án nổi bật là Dự án “Xây dựng đê biển Tây từ Cái Đôi Vàm đến Kênh Năm tỉnh Cà Mau”, vay vốn ODA của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Dự án “Kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang và Cà Mau” sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Đức.

Ngoài ra, còn có dự án của Quân khu 9 trên đảo Hòn Khoai chưa triển khai được vì liên quan đến diện tích rừng đặc dụng.

Cũng về phát triển hạ tầng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử kiến nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ, hướng dẫn Cà Mau xây dựng “Trung tâm đầu mối ở Cà Mau gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản khu vực ven biển”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chia sẻ về một số vướng mắc tại các dự án của tỉnh, mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ phía Bộ NN-PTNT. Ảnh: Tùng Đinh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chia sẻ về một số vướng mắc tại các dự án của tỉnh, mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ phía Bộ NN-PTNT. Ảnh: Tùng Đinh.

Đặc biệt, với nhu cầu phát triển ngành thủy sản, tỉnh đang lên kế hoạch mở rộng cảng Sông Đốc ở sang vị trí mới nằm bên bờ Nam Sông Đốc so với cảng hiện tại đang nằm ở phía bờ Bắc.

Đây là khu vực dân cư còn trống, giảm thiểu tác động môi trường, đồng thời thúc đẩy kinh tế xã hội phía bờ Nam Sông Đốc phát triển, góp phần khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” IUU của Ủy ban Châu Âu. Do đó, tỉnh mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ Bộ NN-PTNT để tham mưu các cấp thẩm quyền hỗ trợ kinh phí khoảng 750 tỷ đồng để mở rộng cảng cá này.

Trước những ý kiến của tỉnh về vấn đề phát triển hạ tầng, Bộ trưởng Lê Minh Hoan trước tiên khẳng định: “Bộ NN-PTNT sẽ đồng hành với tỉnh để cùng với Cà Mau giải quyết những khó khăn hiện nay theo thẩm quyền, chức năng của mình. Quan điểm tiếp cận là cùng với địa phương, kiên trì bám đuổi, tháo gỡ các ách tắc”.

Với những vướng mắc cụ thể liên quan đến các quy hoạch, Bộ trưởng nhấn mạnh cần tăng cường chủ động, những khó khăn nội bộ thì cần xử lý sớm trên tinh thần phối hợp giữa Bộ NN-PTNT với Cà Mau để giải quyết.

“Bộ NN-PTNT sẽ giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn, phối hợp, sẵn sàng nỗ lực, cùng với tỉnh giải quyết các vấn đề và chuẩn bị thật kỹ càng cho mọi dự án”, người đứng đầu ngành nông nghiệp chia sẻ.

Với các dự án có nguồn đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng giao Vụ Hợp tác quốc tế tiếp cận, xử lý. Trong khi đó, Cục Lâm nghiệp sẽ nghiên cứu phương án để giải quyết vướng mắc cho dự án trên đảo Hòn Khoai và Cục Thủy sản xem xét vấn đề liên quan xây dựng trung tâm đầu mối thủy sản.

Liên quan đến cảng cá Sông Đốc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan gợi ý ngoài mở rộng quy mô, có thể xem xét xây dựng theo hướng cảng cá du lịch, phục vụ du khách.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định Bộ NN-PTNT sẽ đồng hành, cùng Cà Mau tháo gỡ các vướng mắc. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định Bộ NN-PTNT sẽ đồng hành, cùng Cà Mau tháo gỡ các vướng mắc. Ảnh: Tùng Đinh.

Ứng phó biến đổi khí hậu

Hiện nay, biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm cho bờ sông, bờ biển tỉnh Cà Mau bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Theo UBND tỉnh Cà Mau, tổng chiều dài bờ biển bị sạt lở khoảng 188/254 km, thống kê từ 2011 - 2021 sạt lở làm mất rừng ven biển với diện tích khoảng 5.250 ha; sạt lở bờ sông làm hư hỏng gần 26 km đường giao thông và 237 căn nhà, tổng thiệt hại ước khoảng 1.100 tỷ đồng.

Do đó, tỉnh kiến nghị Bộ NN- PTNT xem xét hướng dẫn tỉnh Cà Mau xây dựng kế hoạch tổng thể đầu tư kè phòng chống sạt lở bờ biển, bờ sông trên địa bàn với hỗ trợ vốn từ nguồn dự phòng ngân sách phòng, chống thiên tai của Trung ương để thực hiện, mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành các công trình kè biển những đoạn bờ biển, bờ sông bị sạt lở nguy hiểm.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt chia sẻ về vấn đề ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tỉnh. Ảnh: Tùng Đinh.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt chia sẻ về vấn đề ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tỉnh. Ảnh: Tùng Đinh.

“Việc xây dựng kè biển là rất cần thiết và càng sớm càng tốt vì chậm ngày nào là xói mòn ngày đó, khó phục hồi và càng tốn kém kinh phí hơn”, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt chia sẻ tại buổi làm việc.

Ngoài ra, Cà Mau cũng kiến nghị Bộ NN-PTNT xem xét, tham mưu các cơ quan cấp trên xem xét, hỗ trợ vốn thực hiện các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cấp hạ tầng của thành phố Cà Mau theo định hướng phát triển của đô thị loại I, với kinh phí 2.900 tỷ đồng.

Trong đó, Dự án Phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Cà Mau 1.750 tỷ đồng, Dự án Đầu tư xây dựng kè chống sạt lở ven sông thành phố Cà Mau (đoạn từ cầu Phụng Hiệp đến cống Cà Mau) 1.225 tỷ đồng.

Chia sẻ về những vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Văn Việt cho rằng, vốn để thực hiện có thể phải chờ từ nguồn điều chỉnh, kết dư hàng năm đối với giai đoạn 2021- 2025.

Còn đối với nguồn vốn giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh cần phối hợp với Bộ để xây dựng danh mục ưu tiên, thực hiện dần với tinh thần chuẩn bị kỹ càng, đánh giá đầy đủ các yếu tố từ sớm.

Nhất trí với Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ trưởng Lê Minh Hoan giao Cục Lâm nghiệp, Cục Đê điều và PCTT cùng phối hợp với tỉnh Cà Mau để xây dựng các kế hoạch liên quan.

Thương hiệu cua Cà Mau cần được phát triển thương hiệu mạnh hơn nữa để nâng cao giá trị xuất khẩu. Ảnh: T.L.

Thương hiệu cua Cà Mau cần được phát triển thương hiệu mạnh hơn nữa để nâng cao giá trị xuất khẩu. Ảnh: T.L.

Phát triển thương hiệu cua Cà Mau

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử nói, cua Cà Mau đã xuất khẩu được sang Trung Quốc nhưng còn kém về thương hiệu, dẫn đến giá đến tay người tiêu dùng Trung Quốc cao gấp 4-5 lần so với khi bán cho thương lái ở ruộng. Do đó, tỉnh mong muốn Bộ NN-PTNT hỗ trợ phát triển thương hiệu, tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm này.

Cụ thể hơn, ông Đinh Thanh Sơn, đại diện Viettel Post, đơn vị đang phối hợp với Cà Mau để đưa cua sang Trung Quốc nói tại các trung tâm phân phối thủy sản lớn của bạn như Quảng Tây, Quảng Châu thương hiệu cua Cà Mau hoàn toàn không tồn tại. Điều này rất lãng phí.

“Viettel Post mong muốn ngoài chỉ dẫn địa lý cũng cần nghiên cứu có mã số riêng cho từng con cua để xác định nguồn gốc xuất xứ, dễ làm thương hiệu”, ông Sơn chia sẻ.

Trả lời vấn đề này, ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết trong thời gian tới sẽ phối hợp xây dựng đề án tổng thể cho sản phẩm cua Cà Mau như chỉ dẫn địa lý, quảng bá thương hiệu, hỗ trợ logistics.

Trong khi đó, ông Ngô Thế Hiên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho rằng cần phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc và tem chống giả để xây dựng thương hiệu cua Cà Mau.

Riêng với con cua Cà Mau, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh cần tổ chức lại ngành hàng thật chuẩn và chứng minh được cái chuẩn đó, từ con giống, chăm sóc, thu hoạch đến đóng gói.

Vấn đề này được giao cho Cục Thủy sản, với tinh thần trước tiên là làm thật chuẩn, xây dựng niềm tin cho các thị trường xuất khẩu: “Xây dựng hình ảnh cua Cà Mau, trước là cho thị trường 100 triệu dân Việt Nam trước khi nghĩ đến xuất khẩu”.

Về thị trường Trung Quốc, Bộ trưởng cho rằng cần mở rộng sâu hơn vào các thị trường nội địa và giao Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường phối hợp với tỉnh thực hiện vấn đề này.

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL

Về đề xuất của tỉnh để lồng ghép Festival Tôm Cà Mau với Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL, các đơn vị của Bộ NN-PTNT bày tỏ sự đồng thuận.

Theo đó, việc lồng ghép rất phù hợp, giúp sự kiện có quy mô hơn, tập trung hơn và tiết kiệm được kinh phí. Cục Thủy sản khẳng định sẽ phối hợp với tỉnh để thực hiện, điểm nhấn sẽ tập trung vào tôm sinh thái Cà Mau, không chỉ gắn với du lịch mà còn đẩy mạnh đầu tư, kết nối thương mại.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng nhấn mạnh Bộ NN-PTNT sẽ không chỉ là cơ quan quản lý xử lý kiến nghị và sẽ đóng vai trò tư vấn cho Cà Mau trong việc thực hiện sự kiện này.

Bộ trưởng cũng đề xuất tích hợp thêm sự kiện “Du lịch Cà Mau”, giúp không gian được mở rộng hơn, tầm vóc hơn. Qua đó có thể hình thành một số khu vực du lịch kết hợp với nuôi tôm.

Xem thêm
Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát mỏ cát tại Vĩnh Long

Vĩnh Long Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Vĩnh Long và chủ đầu tư khẩn trương khảo sát, đánh giá lại hiện trạng tại các hộ dân sinh sống khu vực khai thác của 3 mỏ cát.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm