| Hotline: 0983.970.780

Đức hỗ trợ phục hồi đai rừng ngập mặn Kiên Giang và Cà Mau

Thứ Năm 18/05/2023 , 11:03 (GMT+7)

ĐBSCL BMZ hỗ trợ thực hiện dự án Bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang, Cà Mau với tổng kinh phí 24 triệu Euro. 

Ưu tiên khôi phục và bảo vệ rừng ven biển

Mới đây, đoàn công tác của Bộ Kinh tế và Hợp tác phát triển Đức (BMZ) do tiến sĩ Andreas Foerster làm trưởng đoàn, đã đến thăm các dự án hợp tác Đức - Việt Nam đang được thực hiện tại tỉnh Kiên Giang. Trong đó, có dự án Bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang, Cà Mau. Theo tiến sĩ Andreas Foerster, thời gian qua BMZ đã đồng hành cùng với Việt Nam thực hiện các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đoàn công tác của Bộ Kinh tế và Hợp tác phát triển Đức làm việc với tỉnh Kiên Giang về dự án hợp tác Đức - Việt Nam đang được thực hiện tại tỉnh, trong đó có khôi phục, bảo vệ rừng ven biển. Ảnh: Trung Chánh.

Đoàn công tác của Bộ Kinh tế và Hợp tác phát triển Đức làm việc với tỉnh Kiên Giang về dự án hợp tác Đức - Việt Nam đang được thực hiện tại tỉnh, trong đó có khôi phục, bảo vệ rừng ven biển. Ảnh: Trung Chánh.

Dự án Bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang và Cà Mau sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Đức, thông qua Bộ Kinh tế và Hợp tác phát triển Đức (BMZ). Đây là dự án đầu tiên trong khu vực sẽ áp dụng các giải pháp công trình và phi công trình nhằm đạt được các mục tiêu gồm phòng chống thiên tai, chống sạt lở, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn, bảo vệ vùng ven biển, cải thiện mức sống của người dân vùng ven biển... Dự án sẽ góp phần thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Dự án Bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang, Cà Mau có tổng vốn 24 triệu Euro (tương đương gần 600 tỷ đồng). Trong đó, vốn vay ưu đãi của Chính phủ Đức là 18 triệu Euro, còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Theo kế hoạch, dự án này sẽ kết thúc vào tháng 12/2025, nên các đơn vị liên quan đang cố gắng nỗ lực, huy động nhân lực tối đa để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án càng sớm càng tốt.

Hàng chục ngàn người dân được hưởng lợi

Dự án hoàn thành sẽ góp phần bảo vệ đê biển, góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ đồng ruộng, gồm diện tích 298.500 ha nuôi trồng thủy sản và 55.900 ha đất trồng lúa tại 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau, ứng phó với sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Riêng về rừng phòng hộ ven biển, có khoảng 2.800 ha diện tích rừng ngập mặn được phát triển và bảo vệ, cùng với 19 km đê biển và kè chắn sóng được nâng cấp và cải tạo. Số người trong vùng ảnh hưởng của dự án là khoảng 18.000 người dân ở 14 xã, thuộc 6 huyện của 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau được hưởng lợi.  

Thực hiện dự án sẽ có có khoảng 2.800 ha diện tích rừng ngập mặn phòng hộ ven biển được phát triển và bảo vệ, cùng với 19 km đê biển và kè chắn sóng được nâng cấp và cải tạo. Ảnh: Trung Chánh.

Thực hiện dự án sẽ có có khoảng 2.800 ha diện tích rừng ngập mặn phòng hộ ven biển được phát triển và bảo vệ, cùng với 19 km đê biển và kè chắn sóng được nâng cấp và cải tạo. Ảnh: Trung Chánh.

Dự án thành phần cấp địa phương tại tỉnh Kiên Giang có tổng mức đầu tư 9,3 triệu Euro (tương đương 230,9 tỷ đồng). Trong đó, vốn vay ODA của Chính phủ Đức 7 triệu Euro, còn lại là vốn đối ứng của địa phương. Dự án này sẽ đầu tư phục hồi tuyến đê biển, phục hồi và phát triển rừng, khoán bảo vệ rừng 1.000 ha, thiết lập rừng 1.600 ha, cây phân tán 5 triệu cây. Xây dựng mô hình nông, lâm, ngư kết hợp để hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân vùng ven biển.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết: Kiên Giang là tỉnh có diện tích lớn nhất trong vùng ĐBSCL, có chiều dài bờ biển trên 200 km. Kinh tế chủ lực của Kiên Giang là kinh tế nông nghiệp, với 71% người dân sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Do đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã tác động rất lớn đến sản xuất, đời sống của người dân.

Thời gian qua, các tổ chức hợp tác quốc tế đã triển khai, thực hiện nhiều dự án thích ứng biến đổi khí hậu cho tỉnh Kiên Giang. Trong đó, BMZ đã hỗ trợ cho tỉnh Kiên Giang nhiều dự án trên lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyển đổi tổ chức sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu và môi trường.

Triển khai thực hiện dự án, tỉnh Kiên Giang tập trung ưu tiên 3 hạng mục chính là: Xây dựng và củng cố đê biển kết hợp đường giao thông cấp 4, xây dựng kè chắn sóng phòng hộ, chống sạt lở bờ biển, tạo bãi bồi trồng rừng ven biển. Rà soát, quy hoạch phân vùng ven biển, trồng rừng mới và trồng cây xanh, nhằm tăng tối đa đai rừng phòng hộ ven biển. Nhân rộng các mô hình sinh kế cho người dân vùng ven biển để phát triển bền vững.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Quảng Ngãi Tre xanh tốt trên núi cằn trơ sỏi đá. Thân tre to lớn vươn lên trời cao, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân ở vùng đất bạc màu.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất