| Hotline: 0983.970.780

Thủ đô Hà Nội hướng đến hành chính văn minh, công dân số

Thứ Sáu 28/06/2024 , 16:29 (GMT+7)

Việc triển khai thí điểm hệ thống định danh điện tử (VneID) là đột phá trong quá trình chuyển đổi số của thành phố Hà Nội, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, dân sinh.

Thủ đô Hà Nội là địa phương được Chính phủ, Tổ công tác triển khai Quyết định 06/QĐ-CP ngày 06/01/2022 về Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) giao thực hiện thí điểm một số nội dung nhiệm vụ làm cơ sở đánh giá trước khi nhân rộng.

Ngày 28/6, tại trụ sở UBND Thành phố Hà Nội đã diễn ra hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID.

Ngày 28/6, tại trụ sở UBND Thành phố Hà Nội đã diễn ra hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID.

Sau 6 tháng nghiên cứu, triển khai thí điểm hệ thống định danh điện tử, được Hà Nội triển khai rộng khắp trên địa bàn thành phố, mang đến nhiều sự thuận lợi cho người dân.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 6,5 triệu công dân Thủ đô đã có CCCD, được cập nhật trong cơ sở dữ liệu (CSDL) Quốc gia về dân cư. Hơn 5,2 triệu công dân có tài khoản định danh mức độ 2; 19/30 quận, huyện, thị xã thực hiện cập nhật số hóa hồ sơ dữ liệu hộ tịch điện tử.

Các nhóm dữ liệu: Hội, đoàn thể; an sinh xã hội (bảo trợ xã hội, người có công, trẻ em), người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, CSDL đất đai... đang được thành phố triển khai và tiếp tục mở rộng để thực hiện xây dựng một hệ thống CSDL chung toàn Thành phố; cập nhật với CSDL Quốc gia về dân cư để từ đó khai thác, sử dụng hiệu quả.

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của thành phố đã kết nối với CSDL quốc gia về dân cư góp phần giảm đáng kể một số thủ tục khi giải quyết TTHC cho người dân trên địa bàn. Thực hiện bỏ thành phần hồ sơ là CCCD trong thủ tục về cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) khi đã có thông tin trong CSDL Quốc gia về dân cư.

Hệ thống định danh điện tử được Hà Nội triển khai rộng khắp trên địa bàn thành phố, mang đến nhiều sự thuận lợi cho người dân.

Hệ thống định danh điện tử được Hà Nội triển khai rộng khắp trên địa bàn thành phố, mang đến nhiều sự thuận lợi cho người dân.

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID diễn ra vào ngày 28/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đánh giá cao những thành tựu của thành phố Hà Nội trong qua trình triển khai thí điểm.

Đồng thời, Bộ trưởng cũng chia sẻ, nhận thức rõ Đề án 06 góp phần quan trọng, tạo bước phát triển đột phá đối với chuyển đổi số quốc gia, Bộ Y tế đã tích cực tham gia, triển khai các hoạt động của Đề án gắn chặt chẽ với chuyển đổi số y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại hội nghị. 

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại hội nghị. 

Bộ trưởng nhấn mạnh, Sổ sức khoẻ điện tử đóng vai trò quan trọng đối với công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Do đó Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các đơn vị liên quan triển khai tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID thí điểm tại Thành phố Hà Nội.

Trong đó, Bộ Y tế đã hỗ trợ việc thiết lập hồ sơ sức khỏe thông qua ban hành văn bản, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở khám chữa bệnh chuyển dữ liệu về CSDL Quốc gia về bảo hiểm kết nối CSDL Quốc gia về dân cư và chia sẻ dữ liệu cho Thành phố Hà Nội.

“Tháng 10/2023, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4026/QĐ-BYT quy định các trường thông tin sức khỏe cá nhân hiển thị ứng dụng VNeID thí điểm trên địa bàn Thành phố Hà Nội, gồm 48 trường thông tin; đồng thời tích cực phối hợp hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện”, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ.

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của UBND Thành phố Hà Nội, thời gian tới để các địa phương trên cả nước tiếp tục triển khai có hiệu quả, đồng bộ, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã có ý kiến đề xuất Chính phủ bám sát vào những bài học kinh nghiệm đã được đúc kết sau hơn 2 năm triển khai Đề án 06.

Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa công tác số hoá các giấy tờ quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, gắn với điều chỉnh các quy trình nghiệp vụ để sửa dụng ứng dụng dữ liệu điện tử, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Đẩy nhanh hơn nữa việc tạo lập dữ liệu, kết nối, chia sẻ dữ liệu trên cơ sở xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm dữ liệu quốc gia theo Nghị quyết 175/NQ-CP của Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đề xuất Chính phủ tiếp tục triển khai tích cực Đề án 06 đến từng địa phương trong cả nước. 

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đề xuất Chính phủ tiếp tục triển khai tích cực Đề án 06 đến từng địa phương trong cả nước. 

Riêng với thành phố Hà Nội, Bộ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh, thành phố cần kiểm tra, rà soát các cổng dịch vụ công, các ứng dụng, hệ thống có liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính tích hợp sử dụng tài khoản định danh điện tử trong thực hiện dịch vụ công, liên kết với dữ liệu tài khoản cũ trước ngày 01/7/2024.

Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Gắn việc số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo đúng quy định. Hoàn thành kho dữ liệu để cắt giảm các thủ tục hành chính.      

Trước mắt, chỉ đạo UBND 11 quận, huyện chưa hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch cần khẩn trương xây dựng lộ trình chi tiết, hoàn thành việc số hóa trong 6 tháng cuối năm 2024. Ứng dụng các dữ liệu hộ tịch, đất đai đã được số hóa để cắt giảm các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến lĩnh vực cư trú.

Xem thêm
Huế phải tạo 'sự thay đổi về chất' trong phát triển kinh tế - xã hội

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thừa Thiên - Huế phải quyết tâm thực hiện 'bước nhảy', tạo sự thay đổi về chất trong phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Lại Thế Nguyên nêu vấn đề 'căn cốt' để phát triển nông nghiệp Thanh Hóa

Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do thiên tai liên tiếp xảy ra, nhưng ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa vẫn gặt hái được nhiều thành quả đáng ghi nhận.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.