| Hotline: 0983.970.780

Thu thêm 89 tỷ đồng ngân sách nhờ Kiểm toán Nhà nước

Thứ Tư 06/07/2022 , 21:34 (GMT+7)

Kể từ khi Luật Kiểm toán Nhà nước có hiệu lực vào năm 2015, hàng chục cuộc kiểm tra với các doanh nghiệp có vốn nhà nước đã được thực hiện.

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hà Thị Mỹ Dung và Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm toán Trần Kim Lộc đồng chủ trì Hội thảo.

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hà Thị Mỹ Dung và Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm toán Trần Kim Lộc đồng chủ trì Hội thảo.

Tại Hội thảo “Kiểm toán đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ”, TS. Hà Thị Mỹ Dung, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, Luật Kiểm toán Nhà nước ra đời năm 2015 mang lại nhiều hiệu ứng tích cực.

Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán 6 cuộc kiểm toán độc lập và 23 cuộc kiểm toán các công ty liên kết lồng ghép với kiểm toán báo cáo tài chính công ty mẹ (Tập đoàn, Tổng công ty). Từ đó, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu ngân sách 89 tỷ đồng.

Các khoản thu chủ yếu đến từ sai sót trong kê khai, xác định thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất… 

Tuy nhiên, do việc xác định vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp còn nhiều cách hiểu khác nhau; quyền sở hữu vốn và quyền quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa tách bạch; công tác giám sát, quản lý vốn, tài sản của nhà nước lại can thiệp hành chính vào quản lý, điều hành của doanh nghiệp; các quy định về sử dụng đất, thủ tục, trình tự đầu tư còn nhiều vướng mắc, công tác kiểm toán gặp một số điểm nghẽn.

"Việc thu thập thông tin doanh nghiệp trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán chưa đầy đủ. Báo cáo kiểm toán chưa có nhiều kiến nghị cơ quan đại diện vốn, người đại diện vốn nhà nước trong vai trò giám sát vốn đầu tư", TS. Hà Thị Mỹ Dung nói.

Theo bà Dung, có 6 nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên. Trong đó, lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh tới việc quy mô và tần suất kiểm toán của kiểm toán nhà nước còn nhỏ so với yêu cầu kiểm toán các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh.

Ngoài những tồn tại trong công tác kiểm toán doanh nghiệp do nhà nước nắm dưới 50% vốn điều lệ như bà Dung liệt kê, chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh còn lưu ý tới quy định xếp loại người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp do nhà nước nắm dưới 50%. Ông cho rằng, những quy định hiện tại mang nặng tính hành chính.

Theo ông Ánh, quyết định của người đại diện phần vốn này có thể không ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Nguyên do bởi quyền quyết định sẽ phụ thuộc tỷ trọng vốn nhà nước, cũng như điều lệ của từng doanh nghiệp.

"Có tình trạng, người đại diện phần vốn nhà nước giống như một công chức, viên chức trong bộ máy hành chính, thay vì là một doanh nhân. Công tác quản lý  vốn nhà Nước tại doanh nghiệp thuần túy là quản lý hành chính, không phải quản lý kinh doanh, quản lý tài chính trong nền kinh tế thị trường", TS. Vũ Đình Ánh nhận xét.

Vị chuyên gia kinh tế này đề xuất, công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ phát huy hiệu quả khi và chỉ khi, người đại diện có quyền quyết định tại doanh nghiệp. Quyền này cần có những quy định, chính sách hoặc điều lệ để hướng tới việc mở rộng, tăng cường sao cho phù hợp với từng lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động. 

Trong tình huống, người đại diện vốn nhà nước không có quyền quyết, TS. Ánh đề nghị, những người này nên ủy quyền quản lý vốn cho người có quyền quyết định tại doanh nghiệp.

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Nguyễn Hồng Long phát biểu tại hội thảo.

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Nguyễn Hồng Long phát biểu tại hội thảo.

Dù công tác kiểm toán còn một số điểm cần cải thiện, ông Lê Minh Nam, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đánh giá, Kiểm toán Nhà nước giúp cung cấp thông tin, số liệu tin cậy cho các cơ quan thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý, điều hành, giám sát quá trình quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước phát hiện kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí và sai phạm; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong vụ việc.

Vai trò của Kiểm toán Nhà nước được ông Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp khẳng định. Ông Long phân tích: Trong xu thế hội nhập, vai trò của các cơ quan kiểm tra, kiểm soát và giám sát các hoạt động kinh tế - tài chính - ngân sách ngày càng được tăng cường, nhằm nâng cao tính minh bạch và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia.

“Trong hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp, Kiểm toán Nhà nước giúp ngăn chặn nguy cơ thất thoát vốn nhà nước, đồng thời góp phần tối đa hóa lợi ích của nhà nước thu về thông qua cổ phần hóa", ông Long chia sẻ.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.