| Hotline: 0983.970.780

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: 'Làm khoa học phải từ thực tiễn'

Thứ Năm 23/03/2023 , 19:08 (GMT+7)

Tại cuộc làm việc với Viện Nha Hố, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, làm khoa học phải từ thực tiễn, sản phẩm từ đề tài phải ra được với thị trường.

Chọn tạo giống tốt đáp ứng sản xuất

Ngày 23/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến dẫn đầu đoàn công tác của Bộ đã tới thăm các mô hình nông nghiệp và làm việc với Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (gọi tắt Viện Nha Hố), đóng tại tỉnh Ninh Thuận.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cùng đoàn công tác thăm mô hình nông dân sản xuất các giống nho của Viện Nha Hố. Ảnh: Minh Hậu.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cùng đoàn công tác thăm mô hình nông dân sản xuất các giống nho của Viện Nha Hố. Ảnh: Minh Hậu.

Tiến sĩ Mai Văn Hào, Viện trưởng Viện Nha Hố, cho biết, trong giai đoạn 2017-2023, Viện đã tham gia tuyển chọn và được Bộ, địa phương đặt hàng thực hiện 30 nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp. Trong đó có 3 nhiệm vụ cấp Nhà nước, 14 nhiệm vụ cấp Bộ, 13 nhiệm vụ cấp tỉnh.

Thông qua đó, Viện đã nghiên cứu tuyển chọn và tạo ra được bộ giống các cây ăn quả như nho, táo, xoài, mít, mãng cầu, nhãn, ổi; cây thức ăn chăn nuôi như ngô sinh khối, cỏ các loại, cao lương; cây rau như măng tây xanh, hành tỏi; cây dược liệu như đinh lăng lá nhỏ, nha đam, chuối cô đơn, xáo tam phân cùng với nhiều quy trình kỹ thuật công nghệ mới. Đây là cơ sở tốt để chuyển giao, phát triển sản xuất trong thời gian tới. Trong đó, có nhiều giống đã được công bố lưu hành, được công nhận cây đầu dòng, quy trình được công nhận tiến bộ kỹ thuật và các địa phương trong vùng ban hành áp dụng vào sản xuất.

Viện đã nghiên cứu chọn tạo, tuyển chọn và xác định được các giống cây trồng phù hợp với vùng khô hạn Nam Trung bộ gồm: 6 giống nho, 2 giống táo, 2 giống xoài, 1 giống mít, 2 giống mãng cầu, 1 giống ổi, 5 giống cây thức ăn chăn nuôi, 2 giống măng tây và 1 giống lúa.

Tại cuộc làm việc với Viện Nha Hố, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, làm khoa học phải từ thực tiễn, sản phẩm từ đề tài phải ra được với thị trường. Ảnh: Minh Hậu.

Tại cuộc làm việc với Viện Nha Hố, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, làm khoa học phải từ thực tiễn, sản phẩm từ đề tài phải ra được với thị trường. Ảnh: Minh Hậu.

Đồng thời xây dựng và hoàn thiện 20 quy trình kỹ thuật canh tác, chế biến sản phẩm các giống, loại cây trồng cho vùng khô hạn Nam Trung bộ, bao gồm quy trình nho, táo, xoài, mít, măng tây, lúa, cây thức ăn chăn nuôi...

Hiện nay, Viện đã chuyển giao các giống, quy trình vào sản xuất và được người dân, doanh nghiệp quan tâm áp dụng. Nổi bật như mô hình trồng các giống táo bom (TN01 và TN05 có khối lượng quả 90-270g/quả) kèm theo quy trình canh tác theo hướng sinh thái, bao lưới chống côn trùng. Đối với quy trình này, táo đạt năng suất trên 40 tấn/ha/vụ, ngọt (Brix trên 13%), giảm thiệt hại do sâu bệnh và giảm trên 20% lượng nước tưới, 10-15% lượng phân bón vô cơ; giảm 60-70% thuốc bảo vệ thực vật. Chất lượng sản phẩm an toàn, sức khoẻ của đất ngày càng được nâng lên, mang lại doanh thu cho người trồng táo trên 800 triệu đồng/ha/năm. Các mô hình này đã góp phần xây dựng và nâng cao thương hiệu sản phẩm táo của vùng, sản phẩm đặc thù của địa phương.

Mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng giống nho (NH01- 48, NH01-152) đảm bảo sản xuất an toàn 2 vụ/năm và tiết kiệm trên 20% lượng nước tưới, giảm từ 55-60% lượng thuốc bảo vệ thực vật, 15-20% phân bón. Sản phẩm nho đạt chất lượng cao (độ Brix 16-18%), năng suất trên 15 tấn/ha/vụ, giảm lao động và mang lại doanh thu trên 1,5 tỷ đồng/ha/vụ.

Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong việc trồng các giống nho nguyên liệu chế biến rượu vang đỏ (NH02-90, NH02-97, NH02-137) và vang trắng (NH02-37, NH02-66) phục vụ xây dựng vùng nguyên liệu cho sản xuất vang theo chuỗi giá trị tại Ninh Thuận và Lâm Đồng.

Mô hình áp dụng quy trình công nghệ canh tác, thu hái và bảo quản măng tây xanh ứng dụng công nghệ cao đã giúp tăng năng suất lên 27-30 tấn/ha/năm, chất lượng măng tây thương phẩm được cải thiện. Giảm chi phí sản xuất từ 25-30%, tiết kiệm nước tưới trên 20%, giảm sâu bệnh hại trên cây măng tây, giảm số lần phun thuốc từ 35-40%, giảm công lao động. Kéo dài thời gian bảo quản măng tây thương phẩm từ 20 - 25 ngày, doanh thu trên 1,4 tỷ đồng/ha.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến thăm mô hình trồng táo tại Viện Nha Hố. Ảnh: Minh Hậu.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến thăm mô hình trồng táo tại Viện Nha Hố. Ảnh: Minh Hậu.

Đối với kỹ thuật bao chùm quả nho, hiện nay đã được người dân áp dụng, giúp giảm thiệt hại do sâu bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Cùng với đó, mô hình trồng các giống cỏ, cao lương, ngô sinh khối mới tuyển chọn cũng đang được người dân, doanh nhiệp áp dụng, tạo cơ sở cho phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn.

Bên cạnh đó, Viện cũng đã chuyển giao cho sản xuất các quy trình sản xuất lúa, sản xuất hạt giống ngô lai, quy trình canh tác tỏi an toàn, quy trình kỹ thuật thâm canh các loại giống mới cho vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Cùng với đó đó là các hoạt động đào tạo nghề, đào tạo thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), hội thảo đầu bờ giới thiệu giống và kỹ thuật mới trên một số cây trồng chủ lực cho cán bộ kỹ thuật và nông dân trong vùng.

Song song với công tác nghiên cứu khoa học, để đảm bảo nguồn kinh phí cho tự chủ, Viện đã đẩy mạnh hợp tác với các Viện, trường, doanh nghiệp giúp nâng cao dần hiệu quả các hoạt động dịch vụ KHCN và phát triển sản xuất, chuyển giao giống, kỹ thuật công nghệ mới.

Thiếu nguồn lực

Tiến sĩ Mai Văn Hào, Viện trưởng Viện Nha Hố cho biết, Viện xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, người dân và doanh nghiệp hoạt động nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Các đối tượng nghiên cứu của Viện còn giới hạn, chưa có nhiều sản phẩm, dịch vụ được hoàn thiện để khai thác, thương mại. Viện chưa được tham gia vào các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm, nguồn lực về mọi mặt còn hạn chế. Các sản phẩm giống truyền thống, chủ lực Viện có thế mạnh trước đây như bông, lúa, ngô khó phát huy hiệu quả do chuyển đổi cơ cấu giống và cây trồng.

Mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng giống nho NH01-152 của Viện Nha Hố đảm bảo sản xuất an toàn 2 vụ/năm, năng suất trên 15 tấn/ha/vụ, giảm lao động và mang lại doanh thu trên 1,5 tỷ đồng/ha/vụ. Ảnh: Minh Hậu.

Mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng giống nho NH01-152 của Viện Nha Hố đảm bảo sản xuất an toàn 2 vụ/năm, năng suất trên 15 tấn/ha/vụ, giảm lao động và mang lại doanh thu trên 1,5 tỷ đồng/ha/vụ. Ảnh: Minh Hậu.

Viện Nha Hố còn gặp khó khăn trong vấn đề vốn lưu động và phải thực hiện vay từ 30-40 tỷ đồng/năm để đảm bảo cho hoạt động dịch vụ, sản xuất. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và dịch vụ còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ và ngang tầm với yêu cầu mở rộng, phát triển các hoạt động của Viện. Việc mở rộng hoạt động sản xuất, thực nghiệm còn hạn chế do Viện chưa được đầu tư đầy đủ về hệ thống nhà xưởng, các thiết bị chế biến giống và sản phẩm nông nghiệp.

Tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao vai trò của Viện Nha Hố trong thời gian qua. Đặc biệt là đã nghiên cứu, chọn tạo được các loại giống như nho, táo, xoài và các loại cây trồng khác đáp ứng nhu cầu sản xuất cho vùng khô hạn. Về công tác nghiên cứu, chọn tạo giống, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đề nghị Viện Nha Hố tập trung vào xem xét, đánh giá sự ưu việt, ưu thế để phát triển.

Đối với các đề tài nghiên cứu khoa học, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng Viện Nha Hố cần bám sát thực tiễn, làm khoa học phải từ thực tiễn và sản phẩm từ các đề tài, dự án phải ra được với thị trường, mang lại nguồn thu, phát triển kinh tế. Đặc biệt ưu tiên những cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Xem thêm
Trung ương chốt những cơ quan Đảng và Quốc hội sẽ kết thúc hoạt động

Ban Chấp hành Trung ương vừa thông qua phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy với việc kết thúc hoạt động của nhiều cơ quan và hợp nhất nhiều đơn vị.

Xâm nhập mặn bao trùm hệ thống thủy lợi Tiên Lãng những ngày cận Tết

HẢI PHÒNG Những ngày cận Tết Ất Tỵ 2025, xâm nhập mặn diễn ra phức tạp tại Tiên Lãng, có nơi vượt ngưỡng cho phép 20 lần khiến việc lấy nước đổ ải gặp khó khăn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Cát trắng như gạo

Quảng Bình Những ngày cận Tết, bà con vùng cát mang cát trắng đi bán cho người dân dùng thay lư hương thờ ông bà để đón năm mới…

Bình luận mới nhất