| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đến Hà Nội, bắt đầu thăm Việt Nam

Chủ Nhật 27/08/2023 , 18:32 (GMT+7)

Đúng 17h30 chiều 27/8, máy bay chở Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam của ông trong 3 ngày.

 

Đúng 17h30 chiều 27/8, máy bay chở Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam của ông trong 3 ngày.

 

Tháp tùng Thủ tướng Singapore có: Bộ trưởng Ngoại giao Vivian Balakrishnan, Bộ trưởng Giáo dục Chan Chun Sing, Bộ trưởng Nhân lực và Bộ trưởng thứ hai Thương mại và Công nghiệp Tan See Leng, Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam và đại diện các bộ, ngành của Singapore.

 

Đón đoàn tại sân bay có Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng và một số lãnh đạo các đơn vị của Bộ Ngoại giao.

 

Dự kiến ngày 28/8, Thủ tướng Lý Hiển Long sẽ dự lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì. Hai Thủ tướng sau đó sẽ hội đàm và chứng kiến ký kết một số văn kiện hợp tác.

 

Đến chiều 28/8, Thủ tướng Singapore sẽ hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

 

Ngày cuối cùng trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Lý Hiển Long và Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đồng chủ trì một loạt các hoạt động: Dự Hội nghị thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án hợp tác đầu tư Việt Nam - Singapore; gặp gỡ các sinh viên tiêu biểu và ăn trưa cùng sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội; dự phiên đối thoại giữa lãnh đạo trẻ hai nước với các Bộ trưởng.

 

Chuyến thăm của Thủ tướng Lý Hiển Long nằm trong một loạt sự kiện mà hai bên tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Singapore. Trước đó, vào tháng 2/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm Singapore.

 

Trước chuyến thăm, trả lời báo chí, Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng cho biết, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đến thăm Việt Nam rất nhiều lần, rất quen thuộc đối với đất nước và con người Việt Nam. Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5 của ông trên cương vị Thủ tướng.

 

Tháng 10/2022, Singapore và Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về tín chỉ carbon. Đại sứ Mai Phước Dũng hy vọng lần này hai nước sẽ ký được một hiệp định có ý nghĩa hết sức quan trọng - hiệp định về tín chỉ carbon. Nếu ký được hiệp định này, thì đây là hiệp định đầu tiên Singapore ký với một nước trên thế giới. Singapore muốn hiệp định này là hình mẫu trong hợp tác giữa các nước ASEAN.

 

Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho biết, trọng tâm chuyến thăm của Thủ tướng Lý Hiển Long là thúc đẩy hiện thực hóa Biên bản ghi nhớ về quan hệ Đối tác Kinh tế xanh và Kỹ thuật số mà hai bên đã đạt được trong chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi tháng 2/2023.

Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Chính trị 14:17

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Chính trị 13:54

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

Thủ tướng: Mỗi Bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng: Mỗi Bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Chính trị 18:44

Thủ tướng đưa ra '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và yêu cầu mỗi Bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số.

Đảng ủy Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW

Đảng ủy Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW

Chính trị 09:07

Sáng 23/4/2024, Đảng ủy Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị 'Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh'.

ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Chính trị 16:43

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Việt Nam coi nông nghiệp Nhật Bản là hình mẫu về khoa học, cách thức và thái độ

Việt Nam coi nông nghiệp Nhật Bản là hình mẫu về khoa học, cách thức và thái độ

Chính trị 15:35

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, Việt Nam luôn coi Nhật Bản là một mô hình mẫu mực để học tập về khoa học, về cách thức, và cả thái độ.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm