| Hotline: 0983.970.780

Thuần phục 'rồng xanh' xứ biển

Thứ Sáu 12/02/2021 , 07:00 (GMT+7)

Những cây thanh long treo mình lơ lửng trên cây mắm vùng đất ngập mặn, rễ bám chặt vào thân cây hút chất dinh dưỡng, vươn những cánh tay dài đeo trĩu quả đỏ rực.

Ông Mai Lam Phương, người nghĩ ra cách trồng thanh long kiểu 'tầm gửi' trên cây mắm ở vùng đất ngập mặn Cà Mau. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Mai Lam Phương, người nghĩ ra cách trồng thanh long kiểu “tầm gửi” trên cây mắm ở vùng đất ngập mặn Cà Mau. Ảnh: Trung Chánh.

Người nghĩ ra cách trồng thanh long kiểu “tầm gửi” và buộc loại cây có tên là “rồng xanh” này phải thuần phục, đơm hoa kết trái nơi xứ biển mặn Cà Mau là lão nông Mai Lam Phương.

Duyên nợ với cây thanh long

Cách trồng thanh long vừa độc đáo, vừa lạ lẫm của ông Mai Lam Phương từ khi được phát hiện đã nhanh chóng bùng nổ trên các phương tiện thông tin đại chúng và các mạng xã hội. Nhưng để gặp được ông và được đồng ý dẫn vào vườn chia sẻ về cách trồng, chăm sóc… tôi phải hẹn trước.

Cách trồng thanh long vừa độc đáo, vừa lạ lẫm của ông Mai Lam Phương được nhiều người quan tâm, đến tìm hiểu. Ảnh: Trung Chánh.

Cách trồng thanh long vừa độc đáo, vừa lạ lẫm của ông Mai Lam Phương được nhiều người quan tâm, đến tìm hiểu. Ảnh: Trung Chánh.

Không chỉ có được giống thanh long quý bản địa, mà trong đầu ông Phương còn nảy ra ý tưởng trồng thanh long kiểu “tầm gửi” bám trên cây không cần đất. Cách trồng này vừa tránh được đất nhiễm mặn, vừa thoát cảnh ngập úng khi triều cường.

Bởi con đường vào khu trang trại của ông - Mai Gia Farm, ở ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau khá loặt ngoặt với nhiều lối rẽ, tuyến lộ giao thông nông thôn nhiều đoạn sạt lở rất khó đi. Cũng nhờ cuộc kết nối điện thoại mà tôi được ông thông tin: “Chú nhà báo đợi gần trưa hãy vào nhé. Vì hôm nay là con triều cường đầu tháng chạp, nước đang ngập sâu, vào lội bì bõm nguy hiểm lắm”.

Khó đi nhưng căn nhà ông Phương ở chẳng thể lẫn với các nhà dân khác trong ấp. Vì từ cổng vào cho đến chung quanh nhà thanh long ken đặc trên những thân cây, vươn tay như vẫy chào. Vuông tôm sau nhà cũng được phủ kín thanh long đeo trên những cây mắm. Trong căn nhà đơn sơ, treo kín những bằng khen, giấy khen, chứng nhận khởi nghiệp đều liên quan đến mô hình trồng thanh long sinh thái trên vùng ngập mặn.

Được trải nghiệm trong vườn thanh long sinh thái đeo trên cây mắm làm nhiều người rất thích thú. Ảnh: Trung Chánh.

Được trải nghiệm trong vườn thanh long sinh thái đeo trên cây mắm làm nhiều người rất thích thú. Ảnh: Trung Chánh.

Nhắc đến cây thanh long, vợ chồng ông Phương say xsưa kể, vì nó không chỉ là sinh kế, mà còn là duyên nợ. Bà Thu – vợ ông Phương – lâu lâu lại quay mặt giấu đi những giọt nước mắt xúc động, làm gián đoạn câu chuyện.  

Cách đây mấy chục năm, chàng thanh niên Mai Lam Phương từ miền Tây lên thành phố Hồ Chí Minh làm nghề tự do, với công việc chính là thợ điện. Cô thôn nữ ở thủ phủ thanh long Bình Thuận, Võ Thị Hương Hoài Thu cũng tìm vào đây học nghề uốn tóc làm đẹp cho đời.

Đích thân ông Phương bơi xuồng chở du khách trải nghiệm thăm vườn thanh long sinh thái trên cây mắm trong vuông tôm của mình. Ảnh: Trung Chánh.

Đích thân ông Phương bơi xuồng chở du khách trải nghiệm thăm vườn thanh long sinh thái trên cây mắm trong vuông tôm của mình. Ảnh: Trung Chánh.

Nói về mối lương duyên hai người nên chồng vợ, bà Thu bẽn lẽ kể: “Chính công việc đã xui khiến chúng tôi gặp nhau. Vì khi đồ làm nghề bị hư, cô thợ uốn tóc Hoài Thu lại nhờ anh thợ điện Lam Phương đến sửa. Tình cảm cứ thế lớn dần”.

Năm 2008, đôi vợ chồng Phương - Thu từ bỏ phố phường đô thị quyết định về quê Cà Mau lập nghiệp. Trên mảnh đất diện tích hơn 1 ha được cha mẹ để lại, ông Phương đã thử nghiệm nuôi trồng rất nhiều loại cây, con đặc sản của địa phương. Đầu tư cả nhà lưới trồng khổ qua rừng, rau thủy canh công nghệ cao. Nhưng rồi cuối cùng lại bỏ cuộc vì nhiều lý do khác nhau.

Bà Thu nhớ lại: “Ở thành phố không sao nhưng về quê cảnh vật làm tôi cứ bồn chồn nhớ nhà, nhớ những vườn thanh long Phan Thiết. Thế là hai vợ chồng bàn nhau tìm cách trồng cây thanh long”.

Ông Phương đã tìm được lời giải cho bài toán hóc búa - trồng thanh long trên vùng ngập mặn bằng cách 'ký gửi' trên cây mắm. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Phương đã tìm được lời giải cho bài toán hóc búa - trồng thanh long trên vùng ngập mặn bằng cách "ký gửi" trên cây mắm. Ảnh: Trung Chánh.

Khi biết chuyện, cả bên nội, bên ngoại chẳng ai ủng hộ cái ý tưởng bị cho là “khùng” này. Vì Cà Mau là tỉnh có hai bề giáp cả biển Tây và biển Đông, là vùng đất ngập mặn sao trồng được thanh long. Mà có trồng được thì mỗi năm vài đợt triều cường, nước ngập cũng chết hết.

Sau khi âm thầm về quê vợ ở Bình Thuận tìm xin được ít giống thanh long nhưng lại chẳng có tiền làm trụ đá, thế là đành trồng trên trụ cây khô. Cây phát triển được một thời gian rồi chết vì bám vào cây khô không có chất dinh dưỡng. Hơn nữa, giống thanh long này cũng không phù hợp với vùng nước ngập mặn nên cứ rụi dần.

Ông Phương đã biến ý tưởng thành hiện thực, buộc cây thanh long treo mình lơ lửng trên cây mắm, rễ bám chặt vào thân cây hút chất dinh dưỡng, vươn những cánh tay dài đơm hoa kết trái. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Phương đã biến ý tưởng thành hiện thực, buộc cây thanh long treo mình lơ lửng trên cây mắm, rễ bám chặt vào thân cây hút chất dinh dưỡng, vươn những cánh tay dài đơm hoa kết trái. Ảnh: Trung Chánh.

“Nhớ lại cái thời còn đi học, bên cạnh cái miếu thờ có bụi thanh long leo trên cây cổ thụ rất to. Tôi vội chạy ra đó để tìm kiếm. Nhưng cây đã đổ xuống ao, chỉ còn lại ít cành thanh long sống đeo trên những nhánh cây chìa lên cao. Thế là gom hết về nhà làm giống”, ông Phương hào hứng nói về giống thanh long mà mình đang trồng hiện nay.

Lão nông Lam Phương đã gây dựng lại được giống thanh long hoang dã bản địa, có khả năng phát triển tốt trên vùng đất ngập mặn, cho trái với mẫu mã rất đẹp, ruột ít hột và ăn rất ngon, hương vị đậm đà khác biệt với thanh long nơi khác. Ảnh: Trung Chánh.

Lão nông Lam Phương đã gây dựng lại được giống thanh long hoang dã bản địa, có khả năng phát triển tốt trên vùng đất ngập mặn, cho trái với mẫu mã rất đẹp, ruột ít hột và ăn rất ngon, hương vị đậm đà khác biệt với thanh long nơi khác. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Phương cho biết: “Toàn bộ giống kiếm được, tôi trồng thành 50 cây bám trên những cây mắm quanh vuông tôm. Thời gian trôi đi, cây phát triển ngày càng xanh tốt và đã có nhánh đơm hoa, kết trái. Dù chỉ được duy nhất một trái nhưng cả nhà mừng rơi nước mắt. Vì đã tìm được lời giải cho bài toán hóc búa - trồng thanh long trên vùng ngập mặn”.

Từ đó, vợ chồng ông Phương ngày ngày cặm cụi nhân giống thanh long, rồi “ký gửi” trên tất cả các loại cây đang có trên 1 ha đất vuông tôm mình sở hữu. Nhưng khi thanh long lớn thì nhiều cây trụ cứ chết dần, chỉ có cây mắm là cùng “cộng sinh” phát triển xanh tốt.

Gia đình cùng khởi nghiệp 

Để có chỗ cho thanh long phát triển, ông Phương tiếp tục trồng thêm nhiều cây mắm trong khắp vuông tôm theo từng hàng thẳng tắp. Mỗi cây mắm là một trụ để trồng thanh long. Đồng thời, cũng tạo thêm môi trường sinh thái giống ngoài tự nhiên ven biển để tôm, cá, ốc phát triển.

Mô hình trồng thanh long sinh thái trên vùng đất ngập mặn đã mang về cho Mai Trúc Lâm giải nhì tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2019. Ảnh: Trung Chánh.

Mô hình trồng thanh long sinh thái trên vùng đất ngập mặn đã mang về cho Mai Trúc Lâm giải nhì tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2019. Ảnh: Trung Chánh.

“Bộ rễ mắm chia chỉa là cỗ máy lọc nước mặn nuôi thân và nuôi thanh long. Hàng năm, phải tỉa bớt cành mắm để có ánh sáng, rồi phủ vào gốc tạo giá thể cho thanh long bám rễ. Nhờ vậy, mà mô hình trồng thanh long sinh thái trên vùng ngập mặn của tôi phát triển bền vững gần chục năm qua”, ông Phương lý giải về thành công của mô hình.

Do cây thanh long chỉ sống bám trên thân cây mắm nên nguồn dinh dưỡng không thể nhiều như trồng trên đất, cũng không thể bón thêm phân, phun thuốc bảo vệ thực vật (vì dưới vuông nuôi tôm, cua). Vì vậy, những thời điểm thời tiết bất lợi, ông Phương tập trung dưỡng cây để bảo vệ vườn thanh long độc đáo của mình, chỉ cho ra hoa kết trái một lần trong năm.

Trái thanh long trồng sinh thái trên cây nắm khi chín màu vỏ đỏ bóng, có mùi thơm đặc trưng, độ ngọt thanh, giá bán luôn cao hơn gấp 2, gấp 3 lần và không đủ nguồn cung cho thị trường. Ảnh: Trung Chánh.

Trái thanh long trồng sinh thái trên cây nắm khi chín màu vỏ đỏ bóng, có mùi thơm đặc trưng, độ ngọt thanh, giá bán luôn cao hơn gấp 2, gấp 3 lần và không đủ nguồn cung cho thị trường. Ảnh: Trung Chánh.

Để thanh long ra trái tự nhiên (không chong đèn), thường từ tháng 6-7 là bắt đầu có trái chín rải rác và thu hoạch rộ trong tháng 8-9 dương lịch hàng năm. “Trái thanh long trồng sinh thái trên cây nắm khi chín màu vỏ đỏ bóng, có mùi thơm đặc trưng, độ ngọt thanh… khác hẳn với cách trồng truyền thống. Vì vậy, giá bán luôn cao hơn gấp 2, gấp 3 lần và không đủ nguồn cung cho thị trường. Giá bán tại vườn là từ 30-40 ngàn đồng/kg. Còn đóng hộp bán cho các thành phố lớn là 50 ngàn đồng/kg. Ngay cả năm rồi khi giá thanh long xuống thấp, cần giải cứu, có chỗ đổ cho bò ăn thì trái thanh long trồng sinh thái trên cây mắm của gia đình tôi vẫn tiêu thụ tốt”, ông Phương tự hào nói.

Bà Thu - vợ ông Phương đang giới thiệu về sản phẩm túi xách được đan bằng lá cây bồn bồn. Ảnh: Trung Chánh.

Bà Thu - vợ ông Phương đang giới thiệu về sản phẩm túi xách được đan bằng lá cây bồn bồn. Ảnh: Trung Chánh.

Khi vườn thanh long của gia đình đã hình thành, phát triển và cho trái ổn định, Mai Trúc Lâm (con trai ông Phương - bà Thu) đăng ký dự thi và lọt vào tới vòng bán kết cuộc thi Ý tưởng kinh doanh 2019. Đặc biệt, đề tài trồng thanh long sinh thái trên vùng đất ngập mặn này đã được Ban chỉ đạo Chương trình khởi nghiệp quốc gia chấm giải nhì tại Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2019 (do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức).

Với ý tưởng sẽ xây dựng vườn thanh long của gia đình thành điểm du lịch sinh thái, ông Phương - bà Thu tiếp tục sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mới, độc lạ mà trên thị trường chưa từng xuất hiện, để sau này phục vụ du khách. Ảnh: Trung Chánh.

Với ý tưởng sẽ xây dựng vườn thanh long của gia đình thành điểm du lịch sinh thái, ông Phương - bà Thu tiếp tục sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mới, độc lạ mà trên thị trường chưa từng xuất hiện, để sau này phục vụ du khách. Ảnh: Trung Chánh.

Với ý tưởng sẽ xây dựng vườn thanh long của gia đình thành điểm du lịch sinh thái đặc trưng, không đụng hàng, vợ chồng ông Phương - bà Thu tiếp tục mày mò nghiên cứu sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mới, độc lạ mà trên thị trường chưa từng xuất hiện, để sau này phục vụ du khách.

Trong căn nhà đơn sơ của vợ chồng ông Phương, khách đến không chỉ ấn tượng với các loại bằng khen, mà còn thấy trưng bày rất nhiều sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ, đan lát… Ảnh: Trung Chánh.

Trong căn nhà đơn sơ của vợ chồng ông Phương, khách đến không chỉ ấn tượng với các loại bằng khen, mà còn thấy trưng bày rất nhiều sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ, đan lát… Ảnh: Trung Chánh.

Ông Phương tâm sự: “Đã gọi là du lịch thì mình phải phục vụ tốt mọi nhu cầu của khách, không chỉ đến ngắm nhìn, mà tự trải nghiệm, rồi thưởng thức đặc sản, mua về làm quà lưu niệm, quà tặng. Vì vậy, vợ chồng tôi cùng các con không ngừng tìm tòi, để có những sản phẩm mới”.

Bà Thu tự hào nói: “Mọi thành viên trong nhà tôi tạo thành một gia đình khởi nghiệp, biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Có những việc mình làm người khác cho là “bị khùng”, nhưng tôi vẫn tự hào là nhờ cách làm không giống ai mà vợ chồng tôi đang sở hữu vườn thanh long độc đáo chưa ai có được”.

Trong căn nhà đơn sơ của vợ chồng ông Phương, khách đến không chỉ ấn tượng với các loại bằng khen, mà còn thấy trưng bày rất nhiều sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ, đan lát… Theo ông Phương, đây là những mặt hàng mà gia đình ông đang nghiên cứu, phát triển khởi nghiệp, trên thị trường chưa từng có, như đũa, muỗng từ cây mắm, ống hút bằng vỏ thanh long, túi xách từ lá cây bồn bồn.

Cầm đôi đũa trên tay, ông Phương lý giải: “Xưa nay dân Cà Mau chỉ làm đũa từ gỗ cây đước, chứ không ai làm từ gỗ cây mắm. Thế nhưng, từ những cành của cây mắm được tỉa bỏ bớt hàng năm, tôi đã chế tác thành đũa, muỗng rất đẹp. Cành thanh long già cũng phải tỉa bỏ đi, tôi lấy vỏ làm ống hút thay cho ống nhựa, bảo vệ môi trường. Rồi từ cây bồn bồn, một đặc sản của Cà Mau, làm thành kim chi bồn bồn ăn liền hoặc đóng túi tươi hút chân không để tăng thời gian bảo quản”.

Mai Trúc Lâm với đề tài Trồng thanh long sinh thái trên vùng ngập mặn lọt vào tới vòng bán kết cuộc thi Ý tưởng kinh doanh 2019. Ảnh: Trung Chánh.

Mai Trúc Lâm với đề tài Trồng thanh long sinh thái trên vùng ngập mặn lọt vào tới vòng bán kết cuộc thi Ý tưởng kinh doanh 2019. Ảnh: Trung Chánh.

Sản phẩm đũa, muỗng từ cây mắm đã mang về giải ba cấp tỉnh cho Mai Trúc Đào, con gái út của ông Phương - bà Thu tại cuộc thi về sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu tỉnh Cà Mau năm vừa qua.

Cần bảo tồn, phát triển giống thanh long chịu mặn

“Trồng thanh long kiểu “tầm gửi” trên cây mắm của hộ ông Mai Lam Phương là cách làm sáng tạo, dám nghĩ dám làm, mở ra hướng đi mới. Nhất là mô hình này đã gây dựng lại được giống thanh long hoang dã của địa phương, có khả năng phát triển tốt trên vùng đất ngập mặn như Cà Mau. Sản phẩm trái thanh long thu hoạch có mẫu mã rất đẹp, ruột ít hột và ăn rất ngon, hương vị đậm đà rất khác biệt với thanh long nơi khác. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình này là năng suất không cao. Các nhà khoa học cần nghiên cứu để bảo tồn nguồn gen hoặc lai tạo nhằm nâng cao năng suất, từ đó mới có thể nhân rộng mô hình”, bà Lý Thị Lan, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cái Nước.

Xem thêm
Ổn định tổng đàn, đảm bảo nguồn cung dịp cuối năm

TUYÊN QUANG Hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, ngành chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang đang tập trung các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm phục vụ thị trường dịp cuối năm.

Xã tại Thanh Hóa hơn 30 năm chưa xuất hiện bệnh dại

THANH HÓA Nhờ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh dại hiệu quả, hơn 30 năm nay, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc không xuất hiện bệnh dại.

Cần Thơ phấn đấu có 48.000ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp

 TP Cần Thơ phấn đấu đến cuối năm 2025 xây dựng được vùng sản xuất chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp với diện tích 38.000ha và đến năm 2030 đạt 48.000ha.

Giới thiệu nhiều vật tư, công nghệ, thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp

TP.HCM Ngày 13/11, tại TP.HCM đã khai mạc Triển lãm quốc tế Sản phẩm, thiết bị, vật tư và phân bón nông nghiệp (Growtech 2024).