| Hotline: 0983.970.780

Tiếp nhận 13 triệu USD cộng đồng quốc tế viện trợ khẩn cấp người dân vùng bão lũ

Thứ Tư 18/09/2024 , 13:55 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT đã tiếp nhận 13 triệu USD và hơn 200 tấn hàng hóa từ các đại sứ quán và tổ chức quốc tế hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Sáng 18/9, Bộ NN-PTNT tiếp nhận viện trợ khẩn cấp của Đại sứ quán các nước nhằm hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (Yagi). Ảnh: Linh Linh.

Sáng 18/9, Bộ NN-PTNT tiếp nhận viện trợ khẩn cấp của Đại sứ quán các nước nhằm hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (Yagi). Ảnh: Linh Linh.

Thay mặt Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp gửi lời cảm ơn tới các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế về sự hỗ trợ nhanh chóng, chính xác. Đặc biệt từ góc độ tình cảm, sự chia sẻ của các quốc gia, các đại sứ và tổ chức quốc tế là rất quan trọng.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, ngay trước khi bão số 3 đổ bộ, Bộ NN-PTNT đã tích cực làm việc với một số tổ chức quốc tế ở góc độ đối tác cảm nhận thiên tai.

Thời gian sau đó, các bên đã phối hợp để đánh giá thiệt hại và có những kết quả bước đầu. Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho biết, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai nhưng không hứng chịu nhiều cơn bão mạnh, trung bình các cơn bão có sức gió giật cấp 12 là lớn nhất. Song, bão số 3 là cơn bão lịch sử, với sức gió giật cấp 15 đổ bộ đất liền, vượt sức chịu đựng của hạ tầng.

Theo báo cáo, khi cơn bão đổ bộ, có 13 người thiệt mạng, nhưng lại khiến hơn 300 người thiệt mạng và mất tích vì lũ quét, sạt lở đất trong hoàn lưu bão.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt từ đầu, lãnh đạo Bộ NN-PTNT triển khai trực tiếp đến hiện trường. Tuy nhiên, cơn bão đã càn quét ở mức thảm họa, gây nhiều thiệt hại về người và của cho khu vực miền núi phía Bắc.

Thay mặt Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp gửi lời cảm ơn tới các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế về sự hỗ trợ nhanh chóng, chính xác. Ảnh: Linh Linh.

Thay mặt Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp gửi lời cảm ơn tới các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế về sự hỗ trợ nhanh chóng, chính xác. Ảnh: Linh Linh.

Theo đánh giá ban đầu, thiệt hại kinh tế khoảng 2 tỷ USD, đánh giá có tăng lên 2,5 tỷ USD. Con số chưa là gì so với hậu quả lâu dài mà cơn bão để lại. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, cần nhiều thời thời gian và nguồn lực để khắc phục về hạ tầng, ổn định cuộc sống người dân.

“Có những thứ mà tiền chưa giải quyết được. Ví dụ như 300 người thiệt mạng và mất tích, tinh thần của trẻ nhỏ khi phải trực tiếp chứng kiến người thân mình ra đi. Cơn bão sẽ để lại di chứng lâu dài kể cả về mặt vật chất và tinh thần khi có nhiều gia đình vừa thoát nghèo đã trở lại nghèo sau cơn bão”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ.

Theo đó, lãnh đạo Bộ NN-PTNT nhấn mạnh rằng, nỗ lực hỗ trợ của các nước, các tổ chức đến thời điểm này đặc biệt quan trọng. Bộ NN-PTNT cho rằng việc phối hợp để đánh giá đúng thiệt hại, nhu cầu và điều phối hỗ trợ chính xác là yếu tố quyết định, tránh trường hợp đánh giá không chính xác, gây khó khăn cho việc cứu trợ, viện trợ.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, ngoài tổng số tiền mặt 13 triệu USD, Bộ NN-PTNT đã tiếp nhận hơn 200 tấn hàng hóa theo các chuyến chuyên cơ khẩn cấp từ Mỹ, Thụy Sĩ, Anh, Ấn Độ… Những kiện hàng với đủ các đồ dùng thiết yếu như thiết bị nhà bếp, y tế, trường hợc, thiết bị cứu trợ khẩn cấp như nước sạch, lều bạt, thiết bị sửa chữa… đã được kịp thời triển khai tới các địa phương.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, ưu tiên của ngành nông nghiệp hiện nay là phục hồi sản xuất một các sớm nhất để đảm bảo sinh kế cho người dân. Thứ trưởng kêu gọi sự hỗ trợ lâu dài của các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế trong các nội dung như tư vấn, sinh kế người dân, sản xuất nông nghiệp, dự báo, chia sẻ thông tin… để những thảm họa không lặp lại trong tương lai.

Bà Pauline Tamesis - Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam - đại diện trao hỗ trợ tới Bộ NN-PTNT Ảnh: Linh Linh.

Bà Pauline Tamesis - Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam - đại diện trao hỗ trợ tới Bộ NN-PTNT Ảnh: Linh Linh.

Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew đại diện trao 1 triệu bảng Anh (1,3 triệu USD). Ảnh: Linh Linh.

Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew đại diện trao 1 triệu bảng Anh (1,3 triệu USD). Ảnh: Linh Linh.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E.Knapper đại diện trao 1 triệu USD. Ảnh: Linh Linh.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E.Knapper đại diện trao 1 triệu USD. Ảnh: Linh Linh.

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya đại diện trao 1 triệu USD tiền viện trợ khẩn cấp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Ảnh: Linh Linh.

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya đại diện trao 1 triệu USD tiền viện trợ khẩn cấp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Ảnh: Linh Linh.

Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Ginny Chapman đại diện trao 1 triệu đô la New Zealand (tương đương 620.000 USD). Ảnh: Linh Linh.

Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Ginny Chapman đại diện trao 1 triệu đô la New Zealand (tương đương 620.000 USD). Ảnh: Linh Linh.

Bà Cherie Russell, Tham tán Phát triển Đại sứ quán Australia, đại diện trao 3 triệu AUD (tương đương 2 triệu USD). Ảnh: Linh Linh.

Bà Cherie Russell, Tham tán Phát triển Đại sứ quán Australia, đại diện trao 3 triệu AUD (tương đương 2 triệu USD). Ảnh: Linh Linh.

Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, đồng Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai chia sẻ, quan hệ đối tác này là cơ chế chính để phối hợp giữa Liên hợp quốc và các đối tác chủ chốt khác, nhấn mạnh rằng Liên hợp quốc không chỉ hành động đơn độc mà còn huy động và phối hợp hỗ trợ hợp tác với các chính phủ. Cụ thể, để ứng phó với bão số 3 và hậu quả của bão, Liên hợp quốc đã đi đầu trong việc kích hoạt 8 lĩnh vực trong quan hệ đối tác giảm thiểu rủi ro thiên tai. Các lĩnh vực này bao gồm WASH (Nước, Vệ sinh và Vệ sinh cá nhân), y tế, giáo dục, hỗ trợ lương thực, nơi trú ẩn, phục hồi sớm và bảo vệ, trong đó hầu hết do các cơ quan của Liên hợp quốc lãnh đạo.

“Chúng tôi hoàn toàn cam kết huy động chuyên môn kỹ thuật và năng lực cần thiết để tập hợp các nhà tài trợ lại với nhau để có một phản ứng thống nhất. Trong cuộc họp gần đây với Bộ NN-PTNT, chúng tôi đã tái khẳng định rằng Liên hợp quốc, với tư cách là đơn vị dẫn đầu các lĩnh vực này, đã sẵn sàng lập kế hoạch ứng phó chung. Kế hoạch này sẽ đảm bảo rằng sự hỗ trợ của các nhà tài trợ được phối hợp hiệu quả, cho phép chúng tôi ưu tiên hỗ trợ cho những nhóm dân số dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng nhất”, bà Pauline nhấn mạnh.

Hơn nữa, Liên Hợp Quốc đang tích cực huy động nguồn lực từ quỹ ứng phó khẩn cấp theo ngành, tập trung vào WASH, nơi ở và giáo dục. Trong lĩnh vực WASH, Liên hợp quốc sẽ đặc biệt chú trọng đến các cơ sở trung tâm y tế, trong khi trong giáo dục, bảo vệ trẻ em sẽ là trọng tâm chính. Liên hợp quốc đang nỗ lực huy động các nguồn lực này một cách nhanh chóng, đảm bảo rằng thông tin và dữ liệu được chia sẻ rộng rãi để các nhà tài trợ và đối tác có thể đưa ra quyết định sáng suốt và kịp thời.

Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew chia sẻ, đây là thời điểm có nhiều thách thức đáng kể đối với các cộng đồng bị ảnh hưởng. Với nhu cầu của các cộng đồng này sẽ tiếp tục tăng lên trong những tuần và tháng tới, phía Anh mong muốn sự điều phối Bộ NN-PTNT trong việc hỗ trợ thêm cho các nỗ lực phục hồi. “Với nhiều trận mưa và bão dự kiến, chúng tôi nhận thức rằng tác động sẽ vẫn tiếp diễn và chúng tôi vẫn cam kết hỗ trợ ở bất cứ nơi nào có thể”, Đại sứ Anh khẳng định.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E.Knapper chia sẻ với đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão, lũ - những người đã mất đi bạn bè và người thân, và chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế.

“Chúng tôi biết ơn sự lãnh đạo của Thứ trưởng và đánh giá cao tinh thần làm việc chăm chỉ của các Chính phủ, cán bộ công an và quân nhân Việt Nam trong việc đáp ứng nhu cầu của những người bị ảnh hưởng. Chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác với Thứ trưởng, Bộ NN-PTNT và tất cả các bên liên quan để đảm bảo rằng nhu cầu của các cộng đồng, cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng bởi bão, lũ được đáp ứng. Trong thời điểm khó khăn này, chúng tôi vẫn cam kết lắng nghe nhu cầu của các ngài và phản hồi tốt nhất có thể”, Đại sứ Hoa Kỳ chia sẻ.

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya cho biết, Việt Nam đã tham gia Liên minh Cơ sở hạ tầng phục hồi sau thảm họa ngày 1/8 qua. Đây là sáng kiến của Ấn Độ, với sự tham gia của 40 quốc gia, văn phòng trụ sở chính đặt tại Thủ đô Delhi. Liên minh này thực hiện một loạt các hoạt động, bao gồm chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến ​​thức, huy động tài chính và ước tính rủi ro, đây sẽ là những nỗ lực có lợi trong việc hỗ trợ xây dựng năng lực dài hạn của Việt Nam.

Tại buổi tiếp nhận, các đại sứ New Zealand, Australia và Thụy Sĩ cũng đã chia sẻ với nỗ lực hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại Việt Nam.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Quy trình vận hành liên hồ chứa và lưu vực sông cần phải đồng bộ

Việc vận hành đơn lẻ các hồ chứa, lưu vực sông sẽ ảnh hưởng đến quy trình vận hành liên hồ, do vậy cần sớm đồng bộ quy trình vận hành toàn lưu vực.