| Hotline: 0983.970.780

Tin tức 24h hôm nay

Tin tức báo in số 101, ra ngày hôm nay 23/5/2022

Thứ Hai 23/05/2022 , 06:30 (GMT+7)

Dưới đây là tổng hợp những tin tức 24h qua mới và hay nhất sẽ ra trên báo giấy Nông nghiệp Việt Nam số 101 hôm nay 23/5/2022.

Tổng hợp tin tức báo giấy trên Báo Nông nghiệp Việt Nam số 101 ra ngày 23/5/2022

Tổng hợp tin tức báo giấy trên Báo Nông nghiệp Việt Nam số 101 ra ngày 23/5/2022

Tin tức nổi bật trên số báo hôm nay

- Tràn lan vacxin, thuốc thú y lậu: [Bài 1] Tôi đi mua vacxin lậu

Vacxin, thuốc thú y là vật tư đầu vào cực kỳ quan trọng, quyết định thành bại của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, tình trạng buông lỏng quản lý kinh doanh thuốc thú y trên thị trường trong thời gian qua đã tạo lỗ hổng để nhiều loại vacxin, thuốc thú y nhập lậu tràn vào Việt Nam. Bằng những chiêu thức, mánh lới khác nhau, thuốc lậu len lỏi vào tận thôn, xóm để đến tay người chăn nuôi. Từ đó, kéo theo những hệ lụy khôn lường không chỉ cho ngành chăn nuôi, mà cho cả sức khỏe con người.

Vào vai người chăn nuôi đi mua thuốc, vacxin thú y nhập lậu, phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam đã ghi nhận những bằng chứng chân thực về tình trạng mua bán, sử dụng thuốc thú y, vacxin nhập lậu bừa bãi, mất kiểm soát. (trang 15)

- ­­­­Khơi nguồn nhân lực chất lượng cao: Niềm cảm hứng từ ghế nhà trường

Khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học và tổ chức nhiều ngày hội việc làm cho sinh viên là cách Học viện Nông nghiệp Việt Nam ngày một nâng cao chuẩn đầu ra. (trang 16)

- Kết nối nâng cao giá trị nông sản Tây Nguyên khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT tại Diễn đàn “Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên”, khu vực này có tổng diện tích đất nông nghiệp trên 5 triệu ha, chiếm 91,75% diện tích đất tự nhiên, trong đó có 1,3 triệu ha đất đỏ bazan. (trang 2)

- Hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư vào Gia Lai

Cũng trong tuần lễ kỷ niệm 90 năm thành lập, UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2022. (trang 3)

- Tạo môi trường minh bạch cho nhà khoa học sáng tạo

Cần phải chấp nhận rủi ro, thất bại trong nghiên cứu và minh bạch trong cơ chế chính sách mới tạo nên một hệ sinh thái cho các nhà khoa học tâm huyết cống hiến. (trang 4)

- Cục Kiểm dịch Trung Quốc: “Hoa quả Việt Nam được xếp vị trí đầu”

Phó Cục trưởng Cục Kiểm dịch thực vật và động vật Trung Quốc chia sẻ: “Trung Quốc nhập khẩu hoa quả của rất nhiều quốc gia, nhưng Việt Nam vẫn được xếp vị trí đầu”. (trang 6)

- Công nghệ mới giúp tôm nuôi khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa

Sử dụng chế phẩm sinh học, các hộ nuôi tôm thẻ tại Nam Định, Hải Phòng tránh được các bệnh phổ biến nguy hiểm như đỏ thân, đốm trắng trong lúc thời tiết giao mùa. (trang 7)

- Vùng đất tâm linh ở Tây Bắc

Với những cánh đồng lúa trải dài xanh mướt, bản làng lấp ló dưới hàng cọ cao vút, đặc trưng văn hóa các dân tộc… ở Bảo Yên còn nhiều điều chưa khám phá hết. (trang 8)

- Háo hức đón vụ dứa đầu tiên

Người dân ở vùng cao huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đang háo hức chuẩn bị thu hoạch vụ dứa đầu tiên được liên kết sản xuất với Doveco trong niềm vui và kỳ vọng lớn. (trang 10)

- Ninh Bình: Dịch tả lợn châu Phi bùng phát, người chăn nuôi lao đao

Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát trên địa bàn nhiều xã thuộc huyện Nho Quan (Ninh Bình), cùng với giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá bán lợn thấp... khiến người dân rơi vào cảnh lao đao. (trang 11)

- Cà phê cảnh quan tạo khác biệt cho nông nghiệp Tây Nguyên

Những ý tưởng hỗ trợ kỹ thuật của Dự án VnSAT như thiết kế vườn trồng cà phê cảnh quan; phát triển cà phê đặc sản giúp nâng tầm thương hiệu cà phê Tây Nguyên. (trang 13)

- Sống chung với công trường ô nhiễm của 5 mỏ đá

Nhiều hệ lụy từ hoạt động khai thác trong thời gian vừa qua của các mỏ đá ở xã Tam Nghĩa (huyện Núi Thành, Quảng Nam) khiến người dân địa phương vô cùng bức xúc. (trang 14)

Tin tức khác

- Cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực, OCOP hậu Covid-19

- Tour “Về Nhà” đặc biệt nhân Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học

- Sụt lún do mưa lớn, đường Sa Pa đi Bát Xát bị chia cắt

- Quảng Bình: Nhân rộng nuôi lợn hướng hữu cơ

- Xin chuyển đổi hơn 12 nghìn ha rừng cao su kém chất lượng

- Tinh hoa nông sản Việt: Hạt Ngọc Trời Tiên Nữ vươn xa

- Thêm cơ sở chiếu xạ quả tươi xuất khẩu đi Mỹ

Bạn đọc đặt mua báo giấy của báo Nông nghiệp Việt Nam xin mời đến bưu điện gần nhất hoặc liên hệ với các địa chỉ sau:

Tòa soạn và trị sự: 14 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: 024.38256492 - Fax: 024.38252923

Văn phòng đại diện

CHI NHÁNH TẠI TPHCM

58 Nguyễn Bỉnh Khiêm ĐT- FAX: (028) 38241341

Email: cnbaonnvn@gmail.com

VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

169 đường 2/4, Vạn Thắng, TP Nha Trang, Khánh Hoà.

ĐT - Fax: (0258) 3818022    

E-mail: nnvn.vpmt@yahoo.com

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐBSCL

Số 5 Nguyễn Văn Cừ - TP Cần Thơ

ĐT: (0292) 3835431

VĂN PHÒNG BẮC TRUNG BỘ

156 đường Đinh Công Tráng – TP Vinh, Nghệ An:

ĐT: (0238) 3832579 - Fax: (0238) 3569129

VĂN PHÒNG ĐÔNG BẮC:

Đường Tỉnh ủy, TP. Hạ Long, Quảng Ninh

ĐT: 0975576886

VĂN PHÒNG KHU VỰC VIỆT BẮC:

465 đường Quang Trung - phường Thịnh Đán - TP. Thái Nguyên

ĐT, Fax: (0208) 3848235

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cảnh báo tình trạng xả nước thải ao tôm ra môi trường

Bạc Liêu cảnh báo tình trạng xả nước thải liên tục từ các ao nuôi tôm ra môi trường, nhất là các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt tối thiểu 95%

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch về đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm