| Hotline: 0983.970.780

Tỉnh Hải Dương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thứ Tư 15/03/2023 , 16:30 (GMT+7)

Ngày 15/3, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận tỉnh Hải Dương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao quyết định công nhận tỉnh Hải Dương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao quyết định công nhận tỉnh Hải Dương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.

Nông thôn mới thay đổi bộ mặt nông thôn xứ Đông

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM) tại địa phương đã đạt được những kết quả quan trọng. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn đã có những đổi thay vượt bậc, ngày càng đồng bộ, khang trang.

Hệ thống thủy lợi ngày càng hoàn thiện, các công trình được đầu tư xây dựng, nâng cấp đồng bộ, theo hướng đa mục tiêu, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Hiện 100% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh được tưới chủ động. Hầu hết các huyện, thành phố, thị xã có áp dụng biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn.

Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp được phát triển theo hướng hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ. Tốc độ cơ giới hóa sản xuất tăng nhanh, giúp giảm tổn thất và chi phí trong sản xuất. Nhiều mô hình liên kết trong sản xuất được hình thành, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

Chương trình OCOP được triển khai sâu rộng và đạt nhiều kết quả tích cực, hiện toàn tỉnh đã có 234 sản phẩm OCOP được chứng nhận, dự kiến đến năm 2025 có thêm 250-300 sản phẩm được công nhận.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của tỉnh Hải Dương trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới nhiều năm qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của tỉnh Hải Dương trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới nhiều năm qua.

Các chương trình, đề án phát triển sản xuất nông nghiệp được triển khai có hiệu quả và được người dân, doanh nghiệp hưởng ứng tích cực đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Năm 2022, thu nhập người dân nông thôn tăng 3,77 lần so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 chỉ còn 1,69% trong khi năm 2010 là 12,2%.

Công tác bảo vệ môi trường nông thôn đã có bước đột phá lớn, nhất là vấn đề xử lý rác thải khu dân cư và cải tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp. Đến nay 100% hộ dân được sử dụng nước nước sạch theo quy định; 99,6% hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu đạt chuẩn; Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đạt 99,8%. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn đạt khoảng 85%...

“Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế như kinh tế tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững, thu nhập của người dân chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chưa nhiều, các chỉ tiêu về sản xuất, môi trường chưa thật sự bền vững”, ông Hùng chia sẻ.

Theo đó, lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho biết, đến hết năm 2025, địa phương phấn đấu có ít nhất 60% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao (dự kiến 107 xã), 20% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (dự kiến 36 xã), 3 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt ít nhất từ 76 - 80 triệu đồng/người/năm.

Huy động, tận dụng đa nguồn lực

Đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của tỉnh Hải Dương trong nhiều năm qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định địa phương đã đạt được thành tích đáng tự hào, đóng góp quan trọng vào kết quả chung của cả nước trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.

“Khi bắt đầu thực hiện Chương trình, cũng như một số địa phương khác, Hải Dương gặp nhiều khó khăn trong việc huy động và bố trí nguồn lực. Thế nhưng Hải Dương đã phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, tạo sự đồng thuận, hưởng ứng tham gia của người dân; sáng tạo trong huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, tín dụng, đóng góp của người dân...; ưu tiên hỗ trợ đầu tư các tiêu chí, hạng mục công trình cấp bách, thiết thực nhất như nước sạch, điện, y tế, trường học..., không đầu tư dàn trải, không để nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM”, Thủ tướng đánh giá.

Khách mời tham dự Hội thi thu hoạch cà rốt Hải Dương năm 2022. Ảnh: Tùng Đinh.

Khách mời tham dự Hội thi thu hoạch cà rốt Hải Dương năm 2022. Ảnh: Tùng Đinh.

“Về Hải Dương hôm nay, chúng ta vui mừng được thấy diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hoàn thiện theo hướng hiện đại. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, cảnh quan môi trường được cải thiện ngày càng xanh - sạch - đẹp”, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ và cho rằng Hải Dương là một điểm sáng trong việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh cao, với nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu ra thị trường thế giới như vải thiều, cà rốt, nhãn, rau, củ…

Theo đó, để góp phần cùng cả nước thực hiện thành công Chương trình MTQG xây dựng NTM, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hải Dương tiếp tục phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị, kết nối liên xã, liên huyện; nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng cơ bản phục vụ sản xuất và dân sinh. Thực hiện tốt công tác quy hoạch trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngoài ra, tỉnh cũng cần đổi mới tư duy, chuyển đổi “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp”, từ “tìm kiếm thị trường” sang “nghiên cứu thị trường” để hướng tới “nông nghiệp đặt hàng”. Tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao; xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với cấp mã vùng trồng, đáp ứng tiêu chuẩn quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc; phát triển mạnh sản phẩm OCOP.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng Hải Dương là một điểm sáng trong việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh cao với nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu ra thị trường thế giới như vải thiều, cà rốt, nhãn, rau, củ… Ảnh: Diệu Vy.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng Hải Dương là một điểm sáng trong việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh cao với nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu ra thị trường thế giới như vải thiều, cà rốt, nhãn, rau, củ… Ảnh: Diệu Vy.

Song song, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Hải Dương chú trọng công tác bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn, nhất là quản lý rác thải, nước thải sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ; tập trung xử lý ô nhiễm ở làng nghề, bãi tập trung chôn lấp…

Hải Dương cũng cần chú trọng phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn; bảo đảm an ninh và trật tự xã hội.

“Hải Dương cũng cần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ hỗ trợ…”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Tiếp thu những ý kiến phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng chia sẻ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu quyết tâm hoàn thành xuất sắc Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; xây dựng được nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Năm 2011, khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tại địa phương, toàn tỉnh Hải Dương đạt bình quân 6,7 tiêu chí/xã, xã đạt tiêu chí cao nhất là 14 tiêu chí. Thu nhập bình quân/người khu vực nông thôn năm 2010 là 14,2 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn năm 2010 là 12,2%.

Đến nay, 100% các xã đã đạt chuẩn NTM; 43/178 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Hải Dương là tỉnh thứ 5 trong toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Trong giai đoạn 2011 - 2021 tổng kinh phí để thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh là 58.400 tỷ đồng. Kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách chỉ chiếm 20,1%, còn lại là nguồn vốn đóng góp của nhân dân và hỗ trợ của doanh nghiệp. Toàn tỉnh cơ bản không còn nợ đọng xây dựng cơ bản.

Xem thêm
Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.

Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’

Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.