| Hotline: 0983.970.780

Tôm Quảng Ninh đã đảm bảo sạch

Thứ Năm 05/12/2019 , 08:46 (GMT+7)

Áp dụng mô hình nuôi tôm đảm bảo an toàn thực phẩm ngay từ những công đoạn nuôi sẽ góp phần nâng cao năng suất và tạo ra sản phẩm sạch hướng tới xuất khẩu.

Quảng Ninh được coi là vựa tôm của cả nước. 

Quảng Ninh được coi là vựa tôm của cả nước. 


Nỗi ám ảnh về an toàn thực phẩm

Chị Hà Kiều Trang ở Khu 4 tổ 3 phường Hồng Hà, TP Hạ Long làm công việc nội trợ. Giống như nhiều người phụ nữ khác, chị rất chăm chút cho bữa cơm hàng ngày của gia đình. Mặc dù, sống ở vùng biển Quảng Ninh, song rất ít khi chị ra chợ trong khu vực để mua hải sản tươi sống, thay vào đó chị lựa chọn các siêu thị, cửa hàng bán đồ hải sản chế biến sẵn.

Chị Trang cho biết, sử dụng tôm có nguồn gốc từ siêu thị sẽ yên tâm hơn, đảm bảo ATTP cho cả gia đình.

Tuy nhiên, sau khi biết được ở Quảng Ninh có quy trình nuôi tôm sạch, chị đã tìm hiểu rất kỹ và bắt đầu lựa chọn sản phẩm địa phương tại các chợ lớn. Chị Trang cho biết thêm, cũng chỉ vì quá sợ những hình ảnh trên phương tiện đài, báo, chứng kiến hoạt cảnh tôm bơm hóa chất, tẩm thuốc kích thích và bày bán tại các chợ khiến chị cũng như nhiều người rất e ngại.

“Nhưng qua tìm hiểu tôi đã biết đến quy trình nuôi tôm đảm bảo ATTP nên hoàn toàn yên tâm. Đến nay, tôi đã có kiến thức trong việc lựa chọn tôm sạch”, chị Trang nói.

Còn chị Phạm Bích Hà, tiểu thương tại chợ Hạ Long 1, chuyên bán các sản phẩm tôm thì khẳng định: Tôi bán tôm cả chục năm nay, ngày nào cũng nhập tôm tươi sống từ các địa phương lân cận như Móng Cái, Quảng Yên. Quá trình vận chuyển đảm bảo tôm còn sống nguyên, đem đến chợ thả vào thùng xốp lớn rồi sục o-xy, tôm vẫn bơi như bình thường. Nếu có bơm tạp chất chỉ đối với tôm đã chết, chứ tôm các hộ bán ở đây chỉ như mang từ ao đầm thả vào bể, quy trình hoàn toàn tự nhiên.

Tôm nuôi đảm bảo ATTP được bày bán tại các chợ Hạ Long.

Tôm nuôi đảm bảo ATTP được bày bán tại các chợ Hạ Long.

Được biết, từ năm 2018, ngành nông nghiệp Quảng Ninh phát triển dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh, đảm bảo ATTP” với mục tiêu là áp dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) vào mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh, nhằm khắc phục nhược điểm của quá trình quản lý, hạn chế bệnh dịch, giảm chi phí và đảm bảo môi trường nuôi bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, chế biến và XK.

Nuôi tôm sạch

Sau 2 năm thực hiện, mô hình đã thể hiện được ưu điểm vượt trội so với hình thức nuôi truyền thống. Mô hình không những đạt được về giá trị kinh tế mà còn có ý nghĩa lâu dài trong nghề phát triển nuôi tôm. Toàn bộ quy trình được kiểm soát chặt chẽ.

Mục tiêu của mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh, đảm bảo ATTP là phát triển nuôi bền vững không lạm dụng thuốc kháng sinh, đảm bảo ATTP gắn kết giữa người sản xuất và DN, nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị sản phẩm. Hình thức nuôi này hoàn toàn vào thức ăn công nghiệp (chủ yếu là thức ăn viên có chất lượng cao). Có quy định về mật độ thả giống, diện tích nuôi và các phương tiện quản lý, vận hành.


Trong diện tích nuôi gần 5.000m2, do không có nhiều vốn đầu tư, anh đã áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh và thả giống tôm sú trong vùng hạ triều.Anh Nguyễn Văn Thông, phường Minh Thành (TX Quảng Yên) cho biết, anh mới áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh đảm bảo ATTP do Sở NN-PTNT Quảng Ninh chuyển giao được nửa năm nay.

Mặc dù cùng với mật độ thả con giống tương tự như kỹ thuật nuôi thâm canh phổ thông, tức là 15 con giống/m2, song sau 3 tháng mô hình cho hiệu quả rất cao. Tổng sản lượng thu đạt 1,68 tấn/ha, cỡ tôm đạt 36 con/kg, sau khi trừ các chi phí cho lãi 140 triệu đồng/ha.

“Đây là cách nuôi thiên về kỹ thuật. Điểm mấu chốt là rất hạn chế việc sử dụng hóa chất, chủ yếu sử dụng khoáng, vi sinh ổn định môi trường”, anh Thông nói.

Tương tự, tại vùng nuôi phường Tân An (TX Quảng Yên), các hộ tham gia mô hình cũng thu được kết quả khả quan. Ông Vũ Văn Dũ, chủ cơ sở nuôi tôm tại đây cho biết, với diện tích 1ha nuôi vùng cao triều, ông thu hơn 2,4 tấn, lợi nhuận hơn 180 triệu đồng. Tôm lớn, khỏe, đồng đều, kích cỡ 35 con/kg.

Theo ông Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Ninh, hầu hết các mô hình nuôi tôm ATTP triển khai trên địa bàn tỉnh đều đạt hiệu quả. Mô hình thành công trên cả 3 phương diện: năng suất cao, hệ số thức ăn FCR thấp, bảo đảm ATTP. Đây cũng là cách giúp nông dân nhìn nhận về nuôi tôm an toàn sinh học, tránh lạm dụng hóa chất, kháng sinh, đáp ứng nhu cầu ATTP ngày càng cao.

Thu hoạch tôm.

Thu hoạch tôm.

“Chính từ những bước đệm này, người dân hoàn toàn có thể hiểu rõ tầm quan trọng của đảm bảo ATTP đối với thị trường. Khi đã làm đầy đủ, chúng ta sẽ đi dần lên quy mô và tiếp theo là sẵn sàng đáp ứng đối với các thị trường khó tính XK”, ông Công nói.

Hướng tới sản phẩm sạch, công nghệ nuôi quảng canh hiện đang là ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên do chưa được quan tâm đầu tư dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả sản xuất chưa đồng đều.

Ghi nhận tại Quảng Ninh, mặc dù các hộ dân có diện tích lớn nhưng không tương xứng với sản lượng và giá trị. Vậy nên, địa phương này lựa chọn mô hình nuôi bán thâm canh đảm bảo ATTP áp dụng cho cả 2 loài, gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm