| Hotline: 0983.970.780

Tổng cục Thuế 'quay lưng', doanh nghiệp sắn điêu đứng

Thứ Hai 21/03/2022 , 17:56 (GMT+7)

Hàng loạt doanh nghiệp sắn điêu đứng vì xuất khẩu sắn qua biên giới nhưng không được hưởng chính sách hoàn thuế...

65% sản lượng xuất khẩu theo hình thức giao hàng tại biên giới

Báo Nông nghiệp Việt Nam nhận được thông tin phản ánh của Hiệp hội Sắn Việt Nam về việc Công văn 632/TCT-TTKT ngày 7/3/2022 của Tổng cục Thuế đẩy các doanh nghiệp sắn vào tình trạng đứng trên bờ vực phá sản. Cụ thể, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các Cục Thuế địa phương xác minh các khách hàng nước ngoài dẫn đến việc dừng hoàn và truy thu tiền thuế GTGT của các doanh nghiệp xuất khẩu sắn.

Đang chính vụ thu hoạch sắn, các nhà máy phải kịp thời thu mua hết sắn cho nông dân. Ảnh: Võ Dũng. 

Đang chính vụ thu hoạch sắn, các nhà máy phải kịp thời thu mua hết sắn cho nông dân. Ảnh: Võ Dũng. 

Nội dung công văn này, thể hiện kết quả xác minh các doanh nghiệp, đối tác của các doanh nghiệp xuất khẩu sắn tại Việt Nam do Cơ quan thuế Trung Quốc cung cấp. Theo đó, thể hiện nhiều doanh nghiệp Trung Quốc không hoạt động, không nhập khẩu các sản phẩm từ sắn của Việt Nam. Trên cơ sở đó, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các Cục Thuế địa phương dừng hoàn thuế và truy thu thuế GTGT của các doanh nghiệp xuất khẩu sắn.

Trong khi đó, theo Hiệp hội sắn Việt Nam, việc xác minh các khách hàng nước ngoài hiện đang tồn tại nhiều bất cập. Khi bản thân pháp luật Việt Nam hiện hành đối với hoàn thuế GTGT không có quy định nào về việc hồ sơ hoàn thuế phải có xác nhận của khách hàng nước ngoài mới đủ điều kiện được hoàn thuế. Cùng với đó, bản thân các doanh nghiệp ngành sắn cũng không có nghĩa vụ cũng như năng lực xác minh đối với các đối tác nước ngoài khi ký hợp đồng.

Mặt khác, theo ông Nghiêm Minh Tiến - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Sắn Việt Nam, hiện nay, sắn và các sản phẩm từ sắn được xuất chủ yếu vào thị trường Trung Quốc thông qua hình thức giao hàng tại biên giới theo Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Hoạt động thương mại biên giới là hoạt động đặc thù giữa hai quốc gia có chung biên giới đất liền, chính sách xuất khẩu và nhập khẩu biên mậu giữa hai quốc gia là khác nhau, không có sự tương đồng về mặt pháp luật.

Cùng với đó, việc xuất khẩu sắn theo hình thức giao hàng tại biên giới thường không có hợp đồng. Đây là điểm đặc thù vì các thương nhân Trung Quốc thường ưa thích thỏa thuận miệng và không muốn ký hợp đồng với các doanh nghiệp xuất khẩu sắn. Từ đó có thể xé lẻ hàng hóa, tận dụng ưu đãi trao đổi hàng hóa tại biên giới để không phải khai báo với cơ quan thuế Trung Quốc.

Phía Việt Nam yêu cầu phía bạn cung cấp thông tin đơn vị mua hàng (cá nhân, tổ chức) để làm hợp đồng là để phục vụ cho hồ sơ hoàn thuế của doanh nghiệp Việt Nam mà có thể không phù hợp với chính sách nhập khẩu của họ. Sự không tương thích về mặt quy định nhập khẩu trao đổi hàng hóa biên giới dẫn đến việc đối tác Trung Quốc có thể không thừa nhận việc mua bán hàng hóa với đối tác Việt Nam.

Cũng theo ông Tiến, việc xác định số lượng sắn xuất khẩu đều có thể thực hiện được vì các doanh nghiệp sắn khi đưa hàng lên biên giới đều phải khai báo đầy đủ và rõ ràng với cơ quan Hải quan của Việt Nam và đều có xác nhận. Cùng với đó, các khoản tiền thu được từ xuất khẩu sắn đều được chuyển khoản và được thể hiện qua các chứng từ tại ngân hàng. Từ cơ sở đó, cơ quan thuế hoàn toàn có thể kiểm soát được số lượng hàng mà các doanh nghiệp sắn đã xuất khẩu.

“Việc của chúng tôi là đưa hàng lên biên giới, giao cho họ và họ chuyển tiền vào ngân hàng, tất cả đều đã khai báo với cơ quan Hải quan Việt Nam và đều đã được xác nhận về số lượng. Hàng đã qua biên giới, họ làm gì chúng tôi sao biết được. Chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm khi hàng ở Việt Nam, còn hàng sang biên giới họ làm gì lại bắt chúng tôi chịu trách nhiệm. Nếu như theo cách nói của Tổng cục Thuế thì gần 3 triệu tấn tinh bột sắn và sản phẩm từ sắn xuất khẩu mỗi năm thu về trên 1,3 tỷ đô la đã đi đâu”, ông Tiến bức xúc.

Tổng cục Thuế quay lưng với ngành sắn?

Đơn kêu cứu khẩn cấp ngày 19/3/2022 gửi Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết ngành sắn đang phải đối diện với nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 tác động hơn 2 năm qua. Số lượng hàng tồn kho rất lớn, nhiều doanh nghiệp không còn tiền để mua nguyên liệu của nông dân, buộc phải dừng sản xuất. Các doanh nghiệp sắn Việt Nam đang cạnh tranh xuất khẩu quyết liệt với các doanh nghiệp Thái Lan, Indonesia... khiến khó khăn chồng chất khó khăn, nếu vướng mắc hoàn thuế GTGT không được tháo gỡ kịp thời có thể dẫn tới sự sụp đổ chuỗi sản xuất cây trồng tỷ đô và tác động tới các ngành khác có xuất khẩu biên giới tương tự như ngành sắn.

Không hoàn thuế GTGT, doanh nghiệp sắn có nguy cơ phá sản. 

Không hoàn thuế GTGT, doanh nghiệp sắn có nguy cơ phá sản. 

Theo ông Nghiêm Minh Tiến - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Sắn Việt Nam, hiện nay nhà nước có chính sách ưu đãi đối với mặt hàng xuất khẩu sắn với thuế suất bằng không và được hoàn thuế giá trị gia tăng. Nhiều doanh nghiệp đã phải bỏ tiền, đi vay tiền của ngân hàng để thu mua sắn cho nông dân chỉ mong chờ vào khoản hoàn thuế này. Theo đó, vào vụ thu hoạch, mỗi doanh nghiệp trung bình mỗi ngày phải bỏ ra gần 2 tỷ đồng để thu mua 500-1.000 tấn củ cho bà con nông dân.

Việc không hoàn và truy thu thuế GTGT sẽ khiến các doanh nghiệp sắn có nguy cơ phá sản. Doanh nghiệp không dám xuất khẩu, không dám thu mua sắn của bà con nông dân, nhà máy không hoạt động, cùng với các chi phí, tiền vay ngân hàng không thể trả nổi và việc phá sản sẽ là điều tất yếu. Mặt khác, điều này còn khiến 1,2 triệu nông dân trồng sắn rơi vào tình trạng vỡ nợ khi sắn trồng ra không ai mua.

Việc Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 2495/TCT-TTKT ngày 8/7/2021 và Công văn số 632/TCT-TTKT ngày 7/3/2022 về việc dừng hoàn và truy thu thuế đã khiến ngành sắn khó khăn lại chồng thêm khó khăn và đẩy các doanh nghiệp sắn vào con đường phá sản.

Ngày 27/1/2022 Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 689/VPCP-KTTH với nội dung: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái có ý kiến chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét kỹ kiến nghị, vướng mắc của Hiệp hội Sắn Việt Nam.

Đơn kêu cứu khẩn cấp tới Thủ tướng của Hiệp hội Sắn Việt Nam.

Đơn kêu cứu khẩn cấp tới Thủ tướng của Hiệp hội Sắn Việt Nam.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm