| Hotline: 0983.970.780

Tổng kết 10 năm thực hiện phong trào thi đua 'Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới'

Thứ Sáu 27/09/2019 , 14:31 (GMT+7)

Sau 9 năm hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động, SXNN Việt Nam chuyển dịch theo hướng hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và giải quyết việc làm, giảm nghèo.

Sáng 27/9 tại TP Hạ Long, Bộ NN-PTNN tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng NTM" ngành NN-PTNN giai đoạn 2011-2020.
 

Hoàn thành nhiệm vụ trước 2 năm

Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” đã thực sự trở thành phong trào có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Qua phong trào thi đua, NTM đã có sự khởi sắc rõ rệt ở cả các tỉnh vùng khó khăn với việc có nhiều đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn hay hoàn thành như Trà Vinh, Phú Yên, Quảng Ngãi…

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tại hội nghị

Đây là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã, thôn, bản), sự vào cuộc tích cực của người dân và cộng đồng nhất là ở vùng nông thôn.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, cho biết, mục tiêu giai đoạn II (2016-2020) đã được hoàn thành sớm hơn gần 2 năm so với kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao cho. Nhiều chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, phát triển đạt ở con số kỷ lục so với trước đây: Chỉ tiêu về sản lượng lương thực, hàng hóa; chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu nông sản, hàng hóa; tỷ lệ độ che phủ rừng; thu nhập bình quân của người nông dân tăng cao; bộ mặt nông thôn được đổi mới, khang trang; mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngày càng nhiều…

“Chương trình MTQG xây dựng NTM trở thành phong trào có ý nghĩa nhân văn và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp dân dân. Sau hơn 9 năm thực hiện, chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng, làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện”, ông Tiến nói.

Đặc biệt, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm đồ bộ hóa, giải quyết nhiều tiêu chí khó trong xây dựng NTM được các địa phương nhanh chóng xây dựng phê duyệt kế hoạch,đề án triển khai thực hiện. Đến hết tháng 9/2019, cả nước đã có 4.554 xã (51,16%) đạt chuẩn NTM, tăng 34,01% so với cuối năm 2015; Có 91/664 đơn vị cấp huyện thuộc 37 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương (chiếm khoảng 13,7% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; bình quân cả nước đạt 15,26 tiêu chí/xã; cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí. Đặc biệt, 3 tỉnh (Đồng Nai, Nam Định, Bình Dương) và thành phố Đà Nẵng đã vươn lên trở thành 4 địa phương đầu tiên của cả nước có 100% số xã đạt chuẩn NTM (trong đó, tỉnh Đồng Nai là tỉnh đầu tiên có 100% xã và 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM).

Đến nay cả nước đã có 52 tỉnh, TP ban hành quyết định phê duyệt đề án, kế hoạch OCOP cấp tỉnh. Đến năm 2020, dự kiến cả nước có gần 2.500 sản phẩm đạt chuẩn OCOP (mục tiêu của cả nước là 2.400 sản phẩm).

Tổng nguồn lực huy động đạt gần: 8.516 tỷ đồng. Đã có 6 tỉnh đánh giá, phân hạng, công nhận cho 265 sản phẩm OCOP, trong đó có 7 sản phẩm 5 sao, 100 sản phẩm 4 sao, 158 sản phẩm 3 sao.
 

Phát động thi đua sâu rộng trên cả nước

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cho biết: Công tác khen thưởng, động viên phong trào thi đua đã luôn được Bộ quan tâm, chú trọng. Trong 9 năm qua Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã tặng thưởng Bằng khen cho 279  tập thể, 253 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua xây dựng NTM. Trong đó giai đoạn 2016-2020 là: 205 tập thể và 253 cá nhân nhận Bằng khen của Bộ trưởng.

“Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ khen thưởng Bằng khen và xét trình Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương cho các tập thể, cá nhân có công lao đóng góp đối với Chương trình MTQG xây dựng NTM”, ông Nam cho hay. 

Trong 9 năm qua, các phong trào thi đua yêu nước do Bộ NN-PTNT phát động đã có nhiều đổi mới luôn bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của Bộ, ngành. Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Bộ luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao các phong trào thi đua, đặc biệt là sự quyết liệt chỉ đạo hoạt động liên kết các khối thi đua, hầu hết các khối thi đua đều tổ chức hoạt động chặt chẽ, hiệu quả từ việc ký kết giao ước, tổ chức tham gia thực hiện và bình xét suy tôn với hoạt động chung của khối.

Các phong trào thi đua yêu nước của ngành được phát động kịp thời, phục vụ sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành, tạo khí thế thi đua sôi nổi, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia.

“Xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân đồng tình ủng hộ, trong giai đoạn 2011-2020 công tác xây dựng NTM được quan tâm đầu tư, hỗ trợ từng bước tập trung hơn và đã đạt được những kết quả nhất định. Cùng với đó phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM được các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân tích cự tham gia”, Thứ trưởng Nam nhận xét.

Ban Chuyên đề và Bạn đọc báo NNVN (thứ 3 từ trái sang) nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT.

Đợt này có 34 đơn vị nhận cờ thi đua, 62 tập thể, cá nhân nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT. Ban Chuyên đề và Bạn đọc và cá nhân ông Lê Trọng Đảm, Phó Tổng biên tập Báo NNVN xuất sắc nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT có thành tích trong phong trào "Cả nước chung sức xây dựng NTM".

Toàn ngành NN-PTNT với tinh thần chủ động trong công tác tham mưu, tiếp tục thi đua hưởng ứng và đi đầu thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” nói chung, phong trào “Toàn ngành NN-PTNT chung sức thực hiện tái cơ cấu ngành, xây dựng NTM” nói riêng.

Phấn đấu để đến năm 2025 đạt các mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành khoảng 3,0 - 3,2%/năm; dự kiến số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 75% (trong đó ít nhất 20% đạt chuẩn NTM nâng cao); có 50% số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (trong đó 10% được công nhận huyện nông thôn mới kiểu mẫu); có 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người của dân cư nông thôn gấp 1,8 lần so với năm 2020; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 55%.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.