| Hotline: 0983.970.780

TQ xua tiêm kích bảo vệ giàn khoan trái phép

Chủ Nhật 11/05/2014 , 20:15 (GMT+7)

Từ căn cứ trung tâm, máy bay tiêm kích của Trung Quốc bay vào không phận Việt Nam, phía trên các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư đang làm nhiệm vụ thực thi luật pháp trên biển.

Chiều 11/5, Phó tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu cho biết, tình hình ở khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trái phép vẫn rất căng thẳng. Nếu như trong hai ngày qua, phạm vi cấm tất cả các loại tàu bè hoạt động quanh giàn khoan mở rộng đến khoảng 10 hải lý (trên 18,5 km), thì hôm nay Trung Quốc tăng cường thêm máy bay tiêm kích bảo vệ, hạ thấp độ cao.

Theo ông Thu, từ khi xâm phạm thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc vẫn sử dụng nhiều tốp máy bay nhưng bay ở độ cao. Riêng hôm nay, tốp máy bay tiêm kích hạ thấp độ cao, tiếp cận gần với tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam, chỉ cách 800-1.000 m. "Cảnh sát biển chưa đọc được số hiệu của máy bay tiêm kích, mới đọc được số hiệu máy bay trinh sát cánh bằng là 9401 khi nó lượn trên không khu vực tàu CSB 8003 của ta", ông Thu cho hay.

TQ-tan-cong-VN-2497-1399808281.jpg
Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam. Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp.

Phó tư lệnh Cảnh sát biển thông tin, về cơ bản, Trung Quốc vẫn duy trì lực lượng bảo vệ giàn khoan như hôm qua, tức là khoảng 79 tàu các loại thuộc 6 lực lượng, trong đó có 3 tàu quân sự gồm tàu hộ vệ tên lửa 534 và hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh 752, 753.

Các tàu Trung Quốc vẫn chủ động chặn mũi, chặn hướng, dùng vòi rồng công suất lớn tấn công... để ngăn cản tàu Cảnh sát biển và tàu Kiểm ngư của Việt Nam, không cho tiến lại gần giàn khoan. Trong khi đó, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam vẫn kiên nhẫn dùng loa tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương - 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Cũng trong ngày hôm nay, tại phiên họp toàn thể của Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra tại Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên chính thức lên tiếng về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam. "Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông - mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

Thủ tướng thông báo rằng, Việt Nam đã hết sức kiềm chế, bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại, giao thiệp với các cấp khác nhau của Trung Quốc để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc không những không đáp ứng yêu cầu chính đáng của Việt Nam mà còn tiếp tục gia tăng các hành động vi phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.

Thủ tướng đề nghị ASEAN khẳng định lại mạnh mẽ các nguyên tắc đã được nêu tại Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, đặc biệt tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển... và đưa các nội dung về vấn đề Biển Đông vào Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này.

Trước đó, 5h22 sáng 1/5, các tàu kiểm ngư của Việt Nam phát hiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc cùng 3 tàu dịch vụ di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam xuống phía nam nhằm hạ đặt khoan thăm dò Hải Dương - 981 trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý. Hơn 70 tàu các loại trong đó có cả tàu hộ vệ tên lửa và máy bay tuần tiễu của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan.

Phía Việt Nam đã sử dụng lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Ít nhất 9 người trong lực lượng kiểm ngư của Việt Nam đã bị thương trong các cuộc đụng độ, tấn công của lực lượng Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối quyết liệt, mạnh mẽ. Các nước Mỹ, Nhật, ASEAN bày tỏ sự quan tâm đặc biệt, yêu cầu các bên không sử dụng vũ lực.

(VnExpress)

Xem thêm
Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm