Trăn trở chọn tạo giống ngô sinh khối triển vọng
Thứ Ba 21/09/2021 , 09:50 (GMT+7)Với nhu cầu cấp thiết về các giống ngô lấy sinh khối sử dụng làm thức ăn xanh cho gia súc, Viện Nghiên cứu Ngô đã đẩy mạnh nghiên cứu chọn tạo các giống ngô.
Với nguồn vật liệu đa dạng, phương pháp nghiên cứu phù hợp, Viện Nghiên cứu Ngô (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã chọn được hai giống ngô sinh khối VN172 và ĐH 17-5. Đây là hai giống có nhiều đặc tính ưu việt, và đã được Bộ NN-PTNT công nhận cũng như cho sản xuất thử.
TS. Nguyễn Xuân Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô cho biết, trước khi chọn tạo được hai giống VN172 và ĐH 17-5, ngô được trồng cho cả hai mục đích là sinh khối và lấy hạt. Rất ít giống có thể đảm bảo được các yêu cầu về vật chất khô, hàm lượng dinh dưỡng, cũng như khả năng hấp thụ tốt cho gia súc
Qua 3 vụ khảo nghiệm ở các tỉnh phía Bắc, giống VN172 có năng suất chất xanh cao và ổn định, trung bình đạt 59,9 tấn/ha và thích nghi tốt với các vùng sinh thái trồng ngô ở phía Bắc, phù hợp cho mục tiêu sản xuất làm thức ăn thô xanh cho chăn nuôi gia súc. Kết quả khảo nghiệm sản xuất cho thấy VN172 có năng suất sinh khối đạt từ 64,4 - 66,1 tấn/ha, trung bình đạt 65,2 tấn/ha.
Với giống ĐH17-5, năng suất chất xanh dao động từ 56,8 đến 76,3 tấn/ha, đa số cao hơn đối chứng NK7328 từ 0,2 -11,3%. Năng suất chất xanh trung bình của ĐH17-5 qua 2 vụ cao hơn đối chứng từ 3,4 – 5,3%. Cả hai giống đều có tiềm năng trong việc phát triển giống ngô sinh khối làm thức ăn thô xanh cho chăn nuôi gia súc
TS. Vương Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô cho biết, Viện đã dày công nghiên cứu nhiều năm để chọn tạo được hai giống ngô sinh khối trên. "Có những đợt, ngô thụ phấn đúng dịp nghỉ lễ. Anh em trong Viện được huy động 100% ra đồng, bất kể mưa nắng, để kiểm soát hoàn toàn nguồn giống", ông nói.
Để kiểm soát quá trình chọn giống, Viện Nghiên cứu Ngô sử dụng những túi giấy, để bao lấy phần bắp. Quá trình này được làm thủ công một cách nghiêm ngặt.
Tổng diện tích hai vườn chọn giống và khảo nghiệm của Viện Nghiên cứu Ngô rộng khoảng 5ha. Mục tiêu của Viện, là tạo ra những giống ngô thuần sinh khối, cho bộ lá dày, bắp chắc, và cao tới 4 mét như các giống nước ngoài.
Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng
Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.
Xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị ca cao Việt Nam
Để nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây ca cao, Baric Chocolate đang đẩy mạnh nghiên cứu, chế biến và bán các sản phẩm cuối mang thương hiệu công ty.
Thời cơ thuận lợi để phát triển cây ca cao
Sau nhiều thăng trầm, giảm mạnh diện tích, cây ca cao vẫn có chỗ đứng ở Bà Rịa – Vũng Tàu và đang mang lại niềm vui cho nông dân nhờ giá tăng cao.
Liên kết xây dựng vùng ca cao nguyên liệu
Để duy trì và phát triển bền vững cây ca cao, đã có những doanh nghiệp, hợp tác xã ở Bà Rịa – Vũng Tàu đẩy mạnh liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu.
Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch
Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.
Cây na sống khỏe trên núi đá nhờ tưới tự động
Thái Nguyên Địa hình núi đá ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc, tưới nước, bón phân cho cây trồng. Phương án khắc phục trở ngại đó chính là hệ thống tưới tự động.